LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Nhật ký của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng: Kỳ II: TÌNH YÊU TRÊN MÂM PHÁO

“…Bằng dự đoán sẽ có chiến đấu. Căm thù sôi sục, Bằng không muốn bỏ lỡ thời cơ giết giặc. Mặc dù cán bộ nhắc Bằng lên đường đi dự đại hội. Bằng nài nỉ xin ở lại chiến đấu rồi sẽ đi. Quả nhiên trận đó, Bằng đã lập được sự tích anh hùng”.

Kết thúc năm 1965, Đỗ Lương Bằng nhận được giấy khen chiến sỹ giỏi, được đề nghị tặng Huân chương Chiến công hạng 3 và sau trận chiến ngày 1/6/1966, được đề bạt Trung đội phó và giấy khen của Trung đoàn 32 rồi tại trận chiến ngày 10/7/1966, anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ngày 10/7/1966 như một ngày định mệnh, Bằng đã nài nỉ xin ở lại chiến đấu, đi dự đại hội mừng công theo kế hoạch…
Viết về ngày hy sinh của Bằng, trong “Bản kê khai thành tích của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 4 có đoạn: “Sau trận đánh ngày 1/6/1966, Trung đoàn chọn Đỗ Lương Bằng báo cáo điển hình trong Đại hội mừng công 6 tháng đầu năm. Theo quy định, ngày 10/7, Bằng phải có mặt để thông qua báo cáo điển hình. Nhưng trước ngày đó, máy bay trinh sát của giặc Mỹ bay qua trận địa. Bằng dự đoán sẽ có chiến đấu. Căm thù sôi sục, Bằng không muốn bỏ lỡ thời cơ giết giặc. Mặc dù cán bộ nhắc Bằng lên đường đi dự đại hội. Bằng nài nỉ xin ở lại chiến đấu rồi sẽ đi. Quả nhiên trận đó, Bằng đã lập được sự tích anh hùng”.

Sau khi Đỗ Lương Bằng hy sinh, cuốn nhật ký của anh được các đồng đội chuyền tay nhau viết tiếp những dòng nhiệt huyết, sau đó được trưng bày tại phòng Truyền thống của Trung đoàn 32 Đoàn Sông Thao. Ngày 18/4/1969, theo yêu cầu của Cục Chính trị Quân khu 4, đồng chí Cương Bá Bích giao lại cho đồng chí Mai Nhật- cán bộ Bảo tàng Quân khu 4 và hiện nay, cuốn nhật ký này cùng Quyết tâm thư bằng máu và một số kỷ vật của anh được trưng bày tại đây như là minh chứng về một thời oanh liệt của quân - dân Quân khu 4. Hoàng Mai đã trở thành nơi lưu giữ nhiều chiến tích về anh. Ở đó, có ga và cầu Hoàng Mai, có Rú Nhã… và Rú Sui - nơi anh nằm lại sau ngày hy sinh... Đặc biệt hơn, Xóm Quý là nơi anh và Lệ Cầu đã từng hò hẹn, để rồi khi tình yêu đứt gánh, người con gái ấy vẫn ôm trọn kỷ niệm về anh. Và đến hôm nay, khi được đọc những dòng nhật ký mà Bằng viết về chị thì chị đã oà khóc và không ngần ngại kể nhiều chi tiết về tình yêu dang dở này…
“Trên mâm pháo dẫu ngàn ngày nắng rát. Trong bữa ăn, trong giấc ngủ sẵn sàng. Mỗi viên đạn giữ khoảng trời miền Bắc. Ta góp phần giết giặc với miền Nam” là 4 câu thơ của Lưu Trùng Dương được Đỗ Lương Bằng viết rất nắn nót ở trang đầu cuốn nhật ký như lời tự hứa thì bài Núi Đôi của Vũ Cao lại được anh cảm nhận như lời nhắc nhở về lòng căm ghét chiến tranh. “Qua bài thơ ta thấy: hình ảnh đẹp đẽ của đôi thanh niên nam nữ trong lao động sản xuất xây dựng quê hương. Họ rất yêu - yêu tha thiết đất nước, yêu từ con đường... đến từng dốc núi, yêu từ cánh đồng bát ngát đến từng túp lều tranh. Chính trong lao động sản xuất và tình yêu quê hương, đất nước đã dẫn đến tình yêu chớm nở giữa hai người. Nhưng một ngày kia, quân giặc kéo đến phá tan hạnh phúc của nhân dân, trong đó có đôi nam nữ ấy. Thật là đau khổ khi chiến tranh kết thúc trở về mà người yêu của mình đã hy sinh. Câu chuyện xẩy ra... trong cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến hôm nay lại được nghe qua bài thơ làm cho mình thêm căm ghét chiến tranh”.

Về xóm Quý tìm hiểu được biết Lệ Cầu đã vào Quảng Bình sinh sống từ mấy năm nay. Trao đổi qua điện thoại, chị cho biết: Bằng và chị quen nhau qua những lần giao lưu đoàn thanh niên. Nhưng lúc đó, cha mẹ chị không đồng ý vì Lệ Cầu là người con duy nhất của gia đình. “Lúc đầu mình chưa thích lắm vì Bằng trông dáng thư sinh nhưng lại để tóc hơi dài và thường đi dép lê. Nhưng rồi chính lòng chiến đấu dũng cảm của Bằng làm cho mình yêu anh khi nào không hay…”. Một mối tình nở hoa giữa lòng chiến tranh và những chiến công anh dũng đã bất tử hoá một con người tưởng như rất bình thường ấy. Những trang nhật ký như góp thêm ngọn lửa trong trái tim mỗi thế hệ thanh niên tiếp nối. Tâm sự với chúng tôi, Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 nói: “Rất nhiều những liệt sỹ đã hy sinh anh dũng, nhưng tôi thấy, Đỗ Lương Bằng và một người nữa cũng như anh mà những kỹ vật còn lại của họ còn lưu giữ tại đây xứng đáng được truy tặng danh hiệu anh hùng vì những gì họ đã cống hiến”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!