LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

KỲ ANH- HÀ TĨNH: TIẾP TAY CHO…KẺ GIAN!


        Một mảnh đất 02 chủ, 02 tấm bìa đỏ cấp chồng lên nhau chỉ vì lòng tham của kẻ hàng xóm và âm mưu của cán bộ chính quyền ngầm tiếp tay cho kẻ thiếu đạo đức đã làm cho cuộc sống của một người phụ nữ bị đảo lộn. 06 năm nay, người đàn bà khốn khổ Hoàng Thị Thu (thôn 9- xã Kỳ Trinh- Kỳ Anh) ôm đơn đi tìm công lý.
Chị Hoàng Thị Thu vừa khóc vừa kể sự tình với PV
      Năm 1994, bà Hoàng Thị Thu (thôn 9- Kỳ Trinh) được UBND huyện Kỳ Anh cấp cho mảnh đất có diện tích 1.731m2 tại xã Kỳ Trinh, với 01 GCNQSD đất số: 866QSDĐ ngày 06/12/1994. Năm 1996, gia đình bà vào miền nam làm ăn có gửi sổ đỏ lại cho mẹ chồng giữ, trong thời gian bà đi vắng thì UBND xã làm hồ sơ chuyển nhượng và UBND huyện Kỳ Anh đã cấp GCNQSD đất số Đ581732 ngày 26/7/2004 cấp 1.500m2  đất ở và đất vườn của bà cho ông Trương Công Hòa mà không có quyết định thu hồi quyền sử dụng mảnh đất nói trên từ bà Thu. Qua kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng từ GCN số 866/QSDĐ ngày 06/12/1994 của bà Hoàng Thị Thu sang GCN số Đ581732 ngày 26/7/2004 mang tên ông Trương Công Hòa cho thấy: bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Văn Khương (Cậu ruột chồng) và bà Nguyễn Thị Hường (mẹ chồng) của bà Hoàng Thị Thu. Lý do mà ông Khương đưa ra là ông và bà Hường  được vợ chồng bà Thu ủy quyền bán. Thế nhưng, kiểm tra hồ sơ cho thấy không có giấy ủy quyền của vợ chồng bà Thu. Mặt khác, khi làm việc bà Hoàng Thị Thu khẳng định gia đình bà không hề ủy quyền cho ông Khương và bà Hường để chuyển nhượng đất cho ông Hòa. Bên cạnh đó, trong hợp đồng chuyển nhượng cho thấy tính gian dối của kẻ cướp đất. Phần ký tên của bên nhận chuyển nhượng ghi “Hòa”, còn phần ký tên bên chuyển nhượng ký “Nguyễn Thị Thu”, trong khi người chuyển nhượng đúng (nếu có) phải là Hoàng Thị Thu. Tại “sơ đồ vị trí thửa đất xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất” bên chuyển nhượng cũng ký tên là “Nguyễn Thị Thu”. Theo trình bày của anh Nguyễn Văn Cường, nguyên cán bộ địa chính xã Kỳ Trinh thì: anh là người xây dựng hồ sơ chuyển nhượng cho ông Trương Công Hòa, khi làm hồ sơ bà Thu không có mặt tại địa phương. Anh Cường đã xây dựng hồ sơ chuyển nhượng sau đó giao hồ sơ cho ông Trương Công Hinh (cha đẻ của ông Hòa) đi xin chữ ký của các bên”. Còn ông Hinh cho biết: “gia đình ông mua thửa đất năm 1999 từ ông Khương, năm 2004 làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Hòa, ông đã đại diện cho con là ông Trương Công Hòa ký chữ “Hòa” vào hồ sơ chuyển nhượng”.  Như vậy, theo điểm b khoản 1 điều 127 luật đất đai năm 2003, yêu cầu hồ sơ phải được chứng thực của UBND xã, với những việc làm trên là hoàn toàn trái pháp luật.
Ngôi nhà mà ông Trương Công Hòa cố tình xây trên đất
người khác hòng chiếm dụng đất
       Có một điều khó hiểu ở đây là, khi thẩm tra và làm hồ sơ để trình chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký cấp sổ đỏ cho ông Hòa, lãnh đạo phòng TN&MT huyện đã không để ý đến tên người chuyển nhượng (Hoàng Thị Thu mà ký Nguyễn Thị Thu) và bất chấp việc hồ sơ đất cũ chưa thu hồi đã cho cấp hồ sơ mới chồng lên.
       Sau 06 năm ôm đơn đi đòi đất, được một số người giúp đỡ đầu năm 2010 thanh tra huyện Kỳ Anh đã vào cuộc. Ngày 26/8/2010 UBND huyện đã có quyết định số 1339/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ giá trị pháp lý giấy CNQSD đất số Đ581732 cấp ngày 26/7/2004 của ông Trương Công Hòa. Một điều lạ là trong quyết định này không hề nhắc đến việc cấp lại sổ đỏ mới cho bà Hoàng Thị Thu mà yêu cầu chính quyền xã tổ chức hòa giải, và xã đã đề nghị chia đôi mảnh đất trên cho cả 2 nhà. Qua tìm hiểu được biết tại xã Kỳ Trinh rất nhiều cán bộ xã là người nhà của ông Trương Công Hòa, trong đó có Bí thư đảng ủy xã, có lẽ do vậy mà sự việc không giải quyết xong. Bà Hoàng Thị Thu cho biết: “mặc dù kết quả hòa giải không bên nào thông nhất, nhưng đầu tháng 10/2010, ông Trương Công Hòa đã bỏ móng xây nhà ngay trên mảnh đất không còn thuộc quyền sử dụng của ông. Tôi đã báo cáo với xã nhưng chỉ đến khi ngôi nhà được xây xong xã mới ra quyết định đình chỉ”. Còn ông Nguyễn Văn Cách (anh rể bà Thu) nói: “ngoài việc cán bộ xã làm ngơ và bênh vực cho ông Hòa ra, trong cuộc họp hòa giải, sau khi kết thúc ông Nguyễn Công Hùng- Phó chánh Thanh tra huyện (cũng là người nhà của ông Hòa) chửi: Chúng mày định tham ăn hết cả à, còn lâu, ít nhất cũng phải chia đôi…”. Chúng tôi không giám tin rằng một Phó chánh Thanh tra huyện lại có thể phát ngôn như vậy, nhưng rõ ràng ở đây ông Trương Công Hòa đã có được sự tiếp tay, hậu thuẫn nên mới giám ngang nhiên cướp đất và sau đó là đổ đá làm nhà, bỏ qua hết những quy định của pháp luật. Khi tiếp xúc với chúng tôi, chị Thu nức nở khóc: “chị nhờ các chú với, chính quyền cứ làm theo kiểu này nếu chị không chấp nhận mất một nửa suất đất của mình thì chưa biết đến bao giờ mới có sổ đỏ để làm nhà đây”.
         Quả thật, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị cố tình vi phạm pháp luật và đòi lại công bằng cho người dân sẽ tạo ra những tiền lệ xấu  trong khi làm việc của các cán bộ cơ sở để kẻ tham lợi dụng.
Bá Thanh

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): QUAN LIÊU ĐẾN THẾ LÀ CÙNG

Năm 2009, huyện Nghi Xuân tiến hành đền bù GPMB những hộ dân nằm trên tuyến để xây dựng tuyến đê hữu sông Lam. Ông ông Lê Dương Liễu (thương binh hạng 1/4, khối 11 - Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh) thuộc diện phải thu hồi gần hàng chục nghìn m2 đất sản xuất. Tuy nhiên, UBND thị trấn Xuân An và ông Trưởng ban đền bù GPMB huyện Nghi Xuân đã cố tình làm sai sự thật, thiếu trách nhiệm khiến ông Liễu mất trắng toàn bộ số diện tích đất nói trên.

Đơn phương phá bỏ hợp đồng
Theo đơn thư của ông Lê Dương Liễu gửi Báo TTTĐ, ngày 29 tháng 1 năm 1994 giữa ông và UBND xã Xuân An (nay là thị trấn Xuân An) đã ký kết hợp đồng cho thuê đất với thời hạn 25 năm. Hợp đồng này cho phép ông Liễu sử dụng diện tích đất 10.500m2 đất hoang ở khu vực Sào Cao (thuộc xã Xuân An, nay là thị trấn Xuân An) để sản xuất gạch trong thời gian 25 năm. Nhưng đến ngày 08/6/2009, UBND thị trấn Xuân An lại ra Thông báo số 32/TB-UBND về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất sản xuất gạch với ông Liễu khi hợp đồng này còn 11 năm hiệu lực. Lý do mà UBND thị trấn đưa ra là ông Liễu không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính được thoả thuận trong hợp đồng. Mặc dù cho đên nay ông Liễu vẫn không hề nhận được thông báo nào dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng thuê đất nói trên. Theo đó, UBND thị trấn Nghi Xuân thu hồi toàn bộ phần đất này mà không đền bù đất và thiệt hại kinh tế cho ông Liễu.
Xin được nói rõ mục đích, tình tiết trong việc thu hồi đất ông Liễu của thị trấn Xuân An. Khu đất sản xuất gạch của ông Liễu đang thuộc diện giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đê hữu Sông Lam. Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã trả tiền đền bù thiệt hại về hoa lợi có trên đất cho ông Liễu với số tiền 329.067.478 đồng. Nhưng theo ông Liễu thì ông phải được bồi thường về diện tích đất mà ông đã hợp đồng với xã Xuân An (nay là thị trấn Xuân An). Yêu cầu này của ông Liễu không được Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng chấp nhận, để rồi hàng ngày người thương binh này vẫn phải mang đơn đi gõ cửa các cơ quan chức năng để đòi quyền lợi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy lý do chấm dứt hợp đồng sản xuất gạch với ông Liễu mà UBND thị trấn Xuân An nêu ra trong Thông báo số 32/TB-UBND là không thuyết phục và không có cơ sở. Từ năm 1994 đến nay, trừ những năm được miễn giảm do thiên tai, tai nạn lao động, ngoài ra mỗi năm ông Liễu còn được miễn giảm 3 tháng không đóng nộp thì ông Liễu luôn thực hiện đầy đủ việc đóng nộp theo điều khoản của hợp đồng đã ký ngày 29/1/1994 (có chứng từ nộp thuế đầy đủ). Vì vậy, việc UBND thị trấn Xuân An cho rằng: “ông Lê Dương Liễu không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo nội dung điều khoản trong hợp đồng sản xuất gạch” và đơn phương phá vỡ hợp đồng trước thời hạn là hoàn toàn không có cơ sở. Và việc UBND thị trấn Xuân An tự ý phá vỡ hợp đồng và buộc ông Lê Dương Liễu phải ngừng sản xuất gạch, thu dọn tài sản đã đẩy người thương binh vốn đã mất tới 85% sức lực trong chiến tranh lại càng thêm điêu đứng vì nợ nần.

Cố tình làm giả hồ sơ, thiếu trách nhiệm
Trong đơn gửi Báo TTTĐ và các cơ quan chức năng Hà Tĩnh ông Liễu còn tố cáo chính quyền thị trấn Xuân An đã cố tình làm giả hồ sơ, biên bản giao đất để không tiến hành đền bù hơn 30 nghìn m2 đất cho ông. Trong đơn ghi rõ, ngày 19/7/1996 ông làm tờ trình xin mua thêm đất hoang hóa để sản xuất gạch. Ngày 09/ 5/ 1997 tại trụ sở UBND Thị trấn Xuân An, UBND thị trấn đã tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề trên. Tại cuộc họp này, UBND thị trấn Xuân An mà cụ thể là ông Đậu Hữu Thân - Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An đã đồng ý các khoản như sau: Bán cho ông Liễu 1.650m2 (11m x 150m) đất với giá 8.250.000đ và diện tích 22.500m2 (150m x 150m) với giá 12.000.000đ (cả 2 diện tích này đều nằm tiếp giáp với diện tích 10.500m2 ông đã thuê) . Tuy nhiên, khi tiến hành đền bù, ông Phan Duy Khương – Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An lại đưa ra một biên bản không rõ nguồn gốc, khác với biên bản mà ông Liễu cung cấp. Biên bản này chỉ thể hiện việc ông Liễu thuê diện tích đất này chứ chưa hề mua như ông Liễu nói. Trả lời PV về vấn đề này, ông Khương cho rằng vì không có biên bản cũ nên đành dùng tạm biên bản này. Điều lạ là, những người có chức quyền tại huyện Nghi Xuân cho rằng chưa hề thấy biên bản gốc trong khi đó ông Liễu đã nhiều lần cung cấp.
Ông Liễu cho rằng, trong sự việc này, chính ông Lê Duy Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban giải phóng đền bù huyện Nghi Xuân đã thiếu trách nhiệm trong xử lý hồ sơ gây hậu quả nghiêm trọng cho ông. Cụ thể, đã rất nhiều lần hồ sơ khiếu nại của ông được chuyển lên ông Việt nhưng ông này không ngó ngàng đến. Khi PV hỏi về vấn đề này, thậm chí ông này còn hết sức mù mờ về hồ sơ của ông Liễu. Ông Việt cho rằng: “Trường hợp gia đình ông Liễu thuộc diện không được đền bù và không có cơ sở pháp lý để đền bù. Với việc đền bù tài sản trên đất huyện đã làm tròn trách nhiệm, mọi thắc mắc ông Liễu có thể kiện ra tòa...”. Nói như vậy, để thấy rằng UBND huyện Nghi Xuân chỉ quan tâm đến công trình của mình có hoàn thành tiến độ hay không, chuyện của ông Liễu nếu không giải quyết được với xã thì đưa nhau ra tòa chứ huyện không có trách nhiệm trong vấn đề này. Điều đáng bàn là, mới đây nhất, nhằm xúc tiến quá trình khiếu nại của ông Liễu, UBND huyện Nghi Xuân lại tiếp tục giao cho ông Việt đứng ra giải quyết vấn đề này. Dư luận và ông Liễu đặt câu hỏi là, liệu ông Việt có đủ năng lực, sự khách quan trong việc xử lý vụ việc này !?
Công trình Đê hữu sông Lam là một dự án quan trọng đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt. Thiết nghĩ, việc bồi thường giải phóng mặt bằng cần thực hiện một cách nghiêm túc, hợp tình hợp lí để không làm thiệt thòi quyền lợi của người dân và để cho công trình được xây dựng đúng tiến độ. Việc khiếu nại kéo dài của ông Lê Dương Liễu sẽ không xảy ra nếu như chính quyền thị trấn Xuân An thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giải quyết các thủ tục, văn bản liên quan đến hợp đồng sản xuất gạch với ông Liễu.

Bá Thanh



BÍ THƯ HUYỆN ỦY KỲ ANH (HÀ TĨNH): KHAI MAN LÝ LỊCH HAY LÀ…DỐT

Vị Bí thư huyện ủy Kỳ Anh đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng tại tỉnh Hà Tĩnh, đến nay đã 56 tuổi vẫn chưa có nổi một tấm bằng Đại học hay Cao đẳng. Thế nhưng, trong hồ sơ cán bộ, Đảng viên ông lại khai rằng trình độ học vấn cao nhất của mình là “Đại học kinh tế quốc dân”. Vị Bí thư này đã “mập mờ đánh lận con đen” để lừa lãnh đạo tỉnh.

Có hay không việc gian lận hồ sơ?
Ông Phan Bình Minh-Bí thư
 huyện ủy Kỳ Anh 
Ông Phan Bình Minh qua quá trình công tác đã lần lượt trải qua nhiều chức vụ quan trọng tại huyện Kỳ Anh cũng như tỉnh Hà Tĩnh: Bí thư thị trấn Kỳ Anh, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, trưởng ban tổ chức huyện ủy, phó chủ tịch huyện, trưởng ban tôn giao dân tộc tỉnh, phó bí thư huyện ủy và sau đó là bí thư huyện ủy cho đến nay. Ngày 30/6/2010, Văn phòng đại diện Bắc Trung bộ- Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô nhận được đơn tố cáo từ người dân Kỳ Anh về việc ông Minh- một bí thư huyện ủy mà cho đến nay vẫn không có bằng đại học. Để làm sáng tỏ vấn đề này, PV TTTĐ đã có buổi làm việc với vị bí thư huyện này, tại cơ quan huyện ủy, ông Minh đã cung cấp cho PV toàn bộ hồ sơ giấy tờ mà ông có và ông khẳng định rằng mình không sai.
Trong bản sơ yếu lý lịch ông khai tháng 11/ 2001, lúc đó ông đang là Phó bí thư thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện: Trình độ học vấn 10/10, học hàm học vị cao nhất: Đại học kinh tế quốc dân. Và đã được ông Thiều Đình Duy, lúc đó là bí thư huyện ủy xác nhận. Tuy nhiên, khi được yêu cầu xem các loại văn bằng, chứng chỉ gốc để xác thực việc ông khai là đúng, và những thứ chúng tôi được xem chỉ toàn là chứng chỉ và giấy chứng nhận. Khi được hỏi tại sao ông chỉ mới có giấy chứng nhận đã học xong lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế bằng hình thức tại chức nhưng lại khai trong hồ sơ là Đại học kinh tế quốc dân? Ông cho rằng vì thấy trong giấy đó có ghi “Trường đại học kinh tế quốc dân” nên tôi ghi thế. Nói như ông, tất cả mọi loại giấy chứng nhận các lớp bồi dưỡng kiến thức của các trường đại học đều có thể thay thế được bằng cử nhân hay sao.
Ngày 02/7/2010, chúng tôi đã có cuộc làm việc với TS.Lê Anh Tuấn- Trưởng phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên trường Đại học kinh tế quốc dân, ông khẳng định: “Rõ ràng nếu ông ta khai như thế là khai man, nếu ông không có bằng cử nhân của Đh kinh tế quốc dân thì ông không thể có trình độ Đh kinh tế quốc dân được. Với giấy chứng nhận này, ông ta mới chỉ được gọi là đã qua lớp bồi dưỡng kiên quản lý kinh tế của trường ĐH KTQD mà thôi”.
Đây là thứ ông Phan Bình Minh sử dụng để nói rằng mình
có trình độ Đại học KTQD
 Theo những gì ông Phan Bình Minh cung cấp, giấy tờ của ông chỉ có 02 thứ được gọi là bằng đó là bằng Trung cấp và Cao cấp lý luận chính trị còn lại đều là chứng chỉ và giấy chứng nhận. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi chứng thực được rằng một vị Bí thư huyện ủy lại không có nổi một tấm bằng đại học. Và không hiểu vì sao, suốt một thời gian dài qua nhiều chức vụ quan trọng như thế mà lãnh đạo tỉnh không hề hay biết.
Đặt vấn đề trình độ của cán bộ, ông Trần Nam Hồng- Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Hà Tĩnh nói: “Việc tuyển chọn cán bộ của Hà Tĩnh dựa trên trình độ và nhiều điều kiện khác, không có văn bản nào quy định về bằng cấp nhưng nếu một Chủ tịch hay Bí thư huyện ủy mà không có bằng đại học thì không được xét là có trình độ. Và nếu như không có bằng cử nhân mà khai trong hồ sơ là trình độ đại học có nghĩa là giả mạo hồ sơ. Những người như thế phải bị kỷ luật thích đáng”.

Từ việc không có trình độ đã dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý
Hồ sơ Đảng viên khai trình độ ĐH KTQD
Trong số báo ngày 07/6/2010, báo Tuổi Trẻ Thủ Đô có đang tải bài viết: “Bí thư huyện ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho lập quỹ đen?” nêu vấn đề ông Bí thư này đã cho thuê nhà công vụ huyện ủy, nhưng số tiền thu được không nộp vào ngân sách mà để cho công đoàn “tiêu vặt”. Về vấn đề này ông Lê Văn Chất- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trả lời: “đây là việc làm hoàn toàn vi phạm pháp luật, sai nguyên tắc tài chính. Tất cả các nguồn thu như trên đều phải nộp vào ngân sách và được chi bằng quyết định của chủ tịch”. Thế nhưng khi trao đổi lại vấn đề này với ông Minh, ông vẫn bảo thủ cho rằng mình không sai và nói: “Ông Chất nói thế là không được, huyện cũng phải có cái quyền của huyện chứ…”. Nói như vậy thể hiện một nhận thức rất mù mờ về pháp luật của vị bí thư này. Thậm chí ông đã tự cho mình một cái quyền trùm lên trên pháp luật nhà nước.
Cũng trong bài viết ngày 07/6/2010, có đề cập đến việc huyện ủy Kỳ Anh mua xe công sai nguyên tắc, huyện này đã mua một chiếc xe có giá trị hơn 01 tỷ đồng (vượt gấp đôi giá trị cho phép theo quy định của Thủ tướng Chính phủ). Được hỏi vì sao khi các anh mua xe vượt quá 500 triệu mà không tổ chức đấu thầu theo quy định của Bộ Tài chính, ông Minh đã tỏ vẻ ngạc nhiên khi PV nói về Thông tư 63/2007/TT-BTC ban hành ngày 15/6/2007 và lảng tránh câu trả lời. Đây mới chỉ là những sai phạm bị phát hiện, ai có thể giám chắc rằng trong suốt thời gian làm quản lý của ông không còn việc làm nào không đúng?
Không hiểu vị Bí thư này có “bản lĩnh” như thế nào mà có thể “chui sâu, leo cao” đến thế, nhưng qua những gì ông ta làm thể hiện việc cần thiết phải rà soát lại trình độ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở và chặt chẽ hơn trong việc bổ nhiệm.

Bá Thanh

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

CHUYỆN VỀ NHỮNG SAI PHẠM CỦA ĐỘI PHÓ CSGT HUYỆN KỲ ANH- PHẠM ĐÌNH DUYÊN

Với âm mưu chiếm đoạt đất của ông Phan Hồng Cúc (Xuân Thọ- Kỳ Tân- Kỳ Anh) ông Phạm Đình Duyên (một chiến sĩ CSGT huyện Kỳ Anh đã cố tình lập hồ sơ khai man, giả mạo chữ ký để lừa huyện ra quyết định cấp sổ đỏ trên đất vườn ông Cúc mà không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Một thương binh tự nhiên “không một tấc cắm dùi” ngay trên mảnh đất 420 m2 được cấp của mình…!

Câu chuyện thứ nhất: Mạo chữ ký, cướp đất trắng trợn…!
Tháng 2- 2001, để có tiền chữa bệnh ông Phan Hồng Cúc đã phải cắt 97 m2 đất vườn trong tổng 420 m2 đất được cấp (gồm 120m2 đất ở và 300m2 đất vườn) bán cho chị Trần Thị Đào. Theo văn bản chuyển nhượng giữa 2 bên được ký ngày 15- 02- 2001 đã được ông Nguyễn Tiến Dũng- Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân và ông Nguyễn Sĩ Nghị- Xóm trưởng Xuân Thọ ký xác nhận đồng ý, mảnh đất được bán với giá trị 17 triệu đồng có ghi cụ thể là đất vườn và đầy đủ cận cọi và chi tiết các chiều ngang dọc. Năm 2002, do làm ăn thua lỗ chị Đào phải bán lại mảnh đất trên cho ông Duyên với giá 70 triệu đồng. Với âm mưu chiếm đất, ông Phạm Đình Duyên đã lừa mượn hồ sơ ông Cúc “để làm thủ tục mua đất” sau đó giả mạo chữ ký của ông, hợp lý hóa hồ sơ làm sổ đỏ trên khoảnh đất vườn ông Phan Hồng Cúc đã bán cho chị Đào mà không hề nộp thuế và làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo đơn tố cáo ông Phan Hồng Cúc và hồ sơ lưu trữ tại phòng TNMT huyện Kỳ Anh, ông Duyên đã giả mạo toàn bộ chữ ký để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 125m2 đất ở lâu dài. Theo ông Cúc: “Tôi không dại gì ký vào hồ sơ xác nhận bán cho anh Duyên 125m2 đất ở để tôi phải ở trên đất vườn, trong lúc tôi chỉ bán cho chị Đào 97m2 đất vườn với giá rẻ”. Làm việc về vấn đề này với ông Phạm Đình Duyên PV TTTĐ không nhận thấy sự cầu thị của một chiến sĩ CAND, ông Duyên khẳng định: “Tôi mua mảnh đất này của chị Đào chứ có mua ông Cúc đâu mà ông kiện, đất đó là đất tôi, tôi không có gì sai cả”. Ở góc độ một người làm báo, PV TTTĐ nhận thấy ông Phạm Đình Duyên đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ CAND và 6 điều Bác Hồ dạy CAND, ông là người hành pháp nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật. Không hiểu ông Duyên có “bản lĩnh” đến đâu nhưng toàn bộ hồ sơ cấp sổ đỏ của ông đêu có đầy đủ chữ ký của ông Cúc và lãnh đạo địa phương xác nhận (mặc dù ông Cúc khẳng định không hề biết việc này) cho đến khi cả xóm Đông Miệu rủ nhau đi làm sổ đỏ ông Cúc mới phát hiện ra. Trả lời về vấn đề này ông Trần Bá Song- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói: “Tôi khẳng định việc đó là sai, nhưng điều này là do cá nhân ông Duyên cùng với chính quyền xã cố tình xây dựng hồ sơ giả, còn phòng TNMT huyện đã thiếu kiểm tra nên để xãy ra tình trạng trên”.
Sau khi nhận đơn tố cáo và tiến hành điều tra vụ việc, PV TTTĐ còn phát hiện một số sai phạm nghiêm trọng của ông Duyên. Điều này thể hiện những điều ông Duyên cố tình làm sai là có hệ thống và đã trở thành bản chất.

Câu chuyện thứ hai: Sửa hồ sơ cán bộ, lừa dối lãnh đạo…!
Không chỉ tố cáo việc làm sai trái của ông Phạm Đình Duyên mạo chữ ký cướp đất, ông Phan Hồng Cúc còn cho biết: Để ở lại ngành lâu hơn ông Duyên còn “hô biến” cho tuổi mình từ sinh 1958 thành 1961 để thăng chức. Để làm rõ vấn đề này, PV TTTĐ đã có buổi làm việc với ông Trưởng Ban tổ chức huyện ủy Kỳ Anh- Nguyễn Hoài Sơn, như hồ sơ Đảng viên lưu giữ tại huyện ủy: Ông Phạm Đình Duyên sinh 06/ 4/ 1958; vào Đảng ngày 12/ 12/ 1994 tại Công an huyện Cẩm Xuyên; vào ngành công an năm 1977. Thế nhưng, theo điều tra của chúng tôi trong hồ sơ cán bộ ngành công an, ông Duyên lại sinh ngày 31/ 8/ 1961. Như vây, ông Duyên là người duy nhất của ngành này vào nghề ở tuổi 16. Giải thích cho việc này ông Phạm Đình Duyên nói: “vì hồi khai hồ sơ Đảng anh không biết nên viết rờ rờ, chứ thực ra anh khai hồ sơ cán bộ như thế vì đi học muộn”. Nếu giải thích vấn đề này theo kiểu của ông thì khi kết nạp ông Duyên vào Đảng CSVN năm 1994, Đảng ủy Công an huyện Cẩm Xuyên và Đảng bộ công an tỉnh Hà Tĩnh đã “nhắm mắt” cho qua vấn đề thẩm tra hồ sơ lý lịch hay sao?
Chúng tôi xin mượn lời một chiến sĩ CAND làm việc tại Công an tỉnh Hà Tĩnh để đánh giá vấn đề này: Với những tội như thế này mà xử lý kiên quyết để làm trong sách đội ngũ thì chiếu theo điều lệ CAND là phải kỷ luật đuổi khỏi ngành mới xứng đáng.
Với những tình tiết có được khi điều tra, để làm được những điều này có thể khẳng định ông Phạm Đình Duyên phải có một quá trình “tu luyện” mới hình thành nên bản chất và phải là người “nắm luật rất sâu” mới đủ bản lĩnh để “điều tiết” được những việc làm sai trái của mình.
Những câu chuyện về ông đội phó CSGT Kỳ Anh thì còn dài, bi có hài có. Người dân Đông Miệu vẫn thường kháo nhau về những câu chuyện có thật đó. Có những chuyện liên quan đến ngành, có chuyện lại liên quan đến đời. PV TTTĐ sẽ kể tiếp về những câu chuyện bi, hài đó trong những số báo gần nhất.


Điều tra của: Bá Thanh

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

BÍ THƯ HUYỆN ỦY KỲ ANH (HÀ TĨNH) CHO LẬP QUỸ ĐEN?

Cơ quan huyện ủy huyện Kỳ Anh thành chỗ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, tiền thuê nhà được lãnh đạo huyện ủy bật đèn xanh cho lập quỹ đen tiêu riêng. Trao đổi với PV TTTĐ, ông Bí thư huyện ủy ngụy biện và cung cấp nhiều thông tin không đúng sự thật.

Ngụy biện…!
Năm 2006 huyện Kỳ Anh có chủ trương làm nhà công vụ để bố trí phòng làm việc và phòng ở cho anh em cán bộ huyện công tác xa gia đình. Theo thiết kế khu nhà được xây dựng gồm 6 phòng và nhà vệ sinh liền kề với tổng diện tích 205 m2 với tổng giá trị xây lắp 630,399 triệu đồng trích từ ngân sách nhà nước. Sau khi tiếp nhận, huyện ủy Kỳ Anh đã bố trí cho Ủy ban kiểm tra huyện ủy và Ban dân vận làm phòng làm việc. Trong khi rất nhiều cán bộ huyện công tác xa nhà phải thuê nhà trọ để ở rất khó khăn, thì năm 2008 với lý do thừa phòng không dùng đến, huyện ủy Kỳ Anh cho công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mượn dùng làm văn phòng làm việc ngay trong khuôn viên huyện ủy.
Ngôi nhà công vụ nằm sâu trong khuôn viên huyện ủy Kỳ Anh
Ngày 03- 5- 2010, khi nhân được lá đơn phản ánh sự việc trên với những vần đề sai phạm, PV TTTĐ đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh tại khu nhà này nhưng gặp khá nhiều khó khăn do làm việc ở đây chủ yếu là người Đài Loan. Không hiểu lãnh đạo huyện ủy Kỳ Anh quan niệm về cơ chế bảo mật của cơ quan Đảng như thế nào, nhưng việc để một công ty nước ngoài hoạt động chung như thế là hoàn toàn trái với quy định và không thể chấp nhận được.
Hỏi về vấn đề này, ông Phan Bình Minh- Bí thư huyện ủy Kỳ Anh nói rằng việc huyện cho Formosa Hà Tĩnh thuê khu nhà nói trên đã được lãnh đạo tỉnh đồng ý và ngụy biện rằng: “do phía Formosa Hà Tĩnh cần một nơi đảm bảo an ninh để làm việc nên huyện ủy bàn với anh em ghép phòng lại để danh khu vực đó cho họ và đã báo cáo vấn đề này với công an tỉnh, vì đây là một doanh nghiệp mà lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương ưu tiên”. Ông Minh còn khẳng định chắc chắn rằng việc cho Formosa Hà Tĩnh thuê đã có sự đồng ý của Tỉnh Ủy, nhưng khi được hỏi có văn bản nào cho phép về vấn đề này hay không thì ông nói: “Việc này không có văn bản mà tôi đã gọi điện cho anh Thiềm- Chánh văn phòng Tỉnh Ủy và anh Thiềm nói lãnh đạo đã đồng ý, cứ thế mà làm”.
Nhận thức về việc bảo mật tuyệt đối cho các hoạt động của cơ quan Đảng, chắc hẳn không ai hiểu rõ hơn những người có trách nhiệm tại cơ quan này. Chúng tôi không đặt ra vấn đề vì sao Formosa Hà Tĩnh- một doanh nghiệp của Đài Loan lại muốn vào đặt trụ sở ở đây. Nhưng lý do vì bảo đảm an ninh là không thuyết phục, vì trên cả nước ai giám khẳng định không còn doanh nghiệp nào được ưu tiên như thế nữa. Phải chăng tình hình an ninh Kỳ Anh phức tạp đến mức không còn chỗ nào an toàn hơn huyện ủy huyện này. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và xây dựng các trụ sở hành chính không có văn bản nào cho phép cho thuê khi không sử dụng đến, dù đó là doanh nghiệp ưu tiên bậc nhất. Còn ở đây, huyện ủy Kỳ Anh thì dồn ghép phòng để cho thuê càng nực cười hơn.
Sau khi “bóc” phai ghi âm cuộc làm việc với những người có trách nhiệm tại huyện ủy Kỳ Anh và nghe lại nhiều lần, chúng tôi quyết định liên hệ làm việc với ông Đinh Văn Thiềm- Chánh văn phòng Tỉnh Ủy Hà Tĩnh để tránh tình trạng hiểu nhầm trong vấn đề này. Sáng ngày 04- 5- 2010, tại văn phòng Tỉnh Ủy, ông Thiềm cho biết: “Về vấn đề này, nếu tỉnh đồng ý sẽ có văn bản đàng hoàng chứ không bao giờ làm việc theo kiểu nói miệng với nhau như thế. Và việc cho thuê thì chúng tôi không hề biết”. Như vậy, để tránh trách nhiệm, ông Bí thư huyện Kỳ Anh đã ngụy biện và cố tình đánh lừa phóng viên trong những vấn đề ông biết là không đúng này.

Có hay không việc Bí thư bật đèn xanh cho lập quỹ đen?
Trong hợp đồng cho thuê nhà số 001, ký ngày 16- 9- 2009 giữa đại diện chính bên cho thuê là ông Hồ Duy Trung – Phó bí thư thường trực huyện ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân huyện và ông Ngô Quốc Hùng - Tổng giám đốc công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có một số thỏa thuận như sau: Thời hạn thuê là 01 năm (từ ngày 16- 9- 2009 đến 16- 9-2010), sau khi hết hạn hợp đồng có thể thỏa thuận gia hạn hoặc chấm dứt; tổng giá trị thuê 01 năm là 180 triệu đồng không bao gồm các chi phí khác, tiền thuê nhà sẽ được thanh toán sau khi ký hợp đồng 60% còn 40% sẽ thanh toán khi hết hạn thuê; những hội nghị quan trọng bên A sẽ xem xét cho bên B mượn phòng họp (Tầng 2 của cơ quan huyện ủy)… Mặc dù hợp đồng được lập làm 04 bản nhưng phòng tài chính huyện chưa một lần nhìn thấy và không hề nắm được chuyện thuê mướn này. Ngoài ra, huyện ủy Kỳ Anh còn cho công ty này sử dụng chung cổng lớn của cơ quan huyện ủy.
Điều đáng nói ở đây là số tiền 180 triệu nói trên được huyện ủy Kỳ Anh sử dụng như thế nào. Để khẳng định rằng mình không hề “chấm mút” đồng nào trong số tiền trên ông Minh nói: “Sau khi đồng ý việc cho thuê khu nhà trên tôi không hề quan tâm đến số tiền thu được mà giao cho công đoàn chi tiêu”. Sáng 03- 5- 2010 PV TTTĐ đã có cuộc làm việc với ông Lê Hồng Dũng- Trưởng ban tài chính huyện Kỳ Anh, sau khi kiểm tra báo cáo quyết toán thu ngân sách năm 2009, ông cho biết số tiền trên không hề được thể hiện trong báo cáo thu. Ông khẳng định ban tài chính huyện không hề biết về việc cho thuê và khoản thu này. Theo nguyên tắc quản lý tài chính, tất cả các nguồn thu kiểu như thế này đều phải nhập vào ngân sách nhà nước, sau đó phải có tờ trình xin rút với lý do chi tiêu cụ thể để được xem xét rút tiền ra. Nguyên tắc là vậy, nhưng có lẽ huyện ủy Kỳ Anh có quy định riêng trong việc thu chi nên số tiền 60% (108 triệu đồng) đã thu không được nhập vào ngân sách mà chuyển cho Công đoàn tự ý chi tiêu. Ông Đặng Xuân Lữ- Chánh văn phòng huyện ủy thú thật: “Số tiền trên đã lỡ tiêu mất 50 triệu rồi”. Để biện minh cho việc chi tiêu đúng, bà Hoàng Thị Khiêm- nguyên Chủ tịch Công đoàn huyện ủy nói: “do ngân sách hạn hẹp nên Công đoàn đã sử dụng chi tiêu những việc lặt vặt như thăm nom, hiếu, hỉ và cho anh em đi tham quan…”. Hỏi về việc số tiền trên được sử dụng như vậy có phải là huyện đã cố tình bật đèn xanh cho việc lập quỹ đen để dễ chi tiêu hay không, Ông Trần Bá Song- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh lãng tránh bằng cách chỉ cười và trả lời bâng quơ “việc này là của huyện ủy, UB không bàn”.
Còn ông Đinh Văn Thiềm cho biết thêm: “Tôi nhớ không rõ nhưng hình như năm 2008, huyện có tờ trình nói rằng do còn thừa phòng không dùng đến, trong lúc Formosa đang có nhu cầu nhưng chưa tìm ra chỗ nên xin phép cho họ mượn tạm, chứ việc hợp đồng cho thuê và chuyện tiền nong thì tỉnh hoàn toàn không hề hay biết”. Như vậy, có thể kết luận rằng huyện ủy Kỳ Anh đã lợi dụng việc ưu tiên nhà đầu tư lớn trên địa bàn để lừa cả lãnh đạo tỉnh lập quỹ đen phục vụ cho những chi tiêu không rõ ràng. Số tiền hơn 100 triệu đồng trên cần phải được truy thu và truy cứu trách nhiệm những người liên đới.

Box: Không những thế huyện ủy Kỳ Anh còn cố tình “qua mặt” tỉnh một số vấn đề liên quan đên tài chính:
Mặc dù là một huyện nghèo của tỉnh, nhưng lợi dụng việc tỉnh Hà Tĩnh cho phép mua xe phục vụ dự án lớn, lãnh đạo Huyện uỷ Kỳ Anh đã “tậu” chiếc xe Toyota Fortuner V2.7L trị giá trên 1 tỷ đồng sai nguyên tắc. Ngày 26/2/2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 523/QĐ-UBND “đồng ý cho Huyện uỷ Kỳ Anh mua mới một xe ô tô 2 cầu (7 chỗ). Mức giá xe ô tô: Theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, kinh phí cấp 500 triệu đồng từ ngân sách tỉnh, số còn lại sử dụng ngân sách huyện”.
Ngày 23/1/2010, đại diện bên A ông Hồ Duy Trung, Phó Bí thư Huyện uỷ Kỳ Anh ký kết Hợp đồng mua bán với bên B là Cty Cổ phần Toyota Vinh đóng tại 19 đường Quang Trung, TP Vinh (Nghệ An) về việc Huyện uỷ Kỳ Anh mua chiếc xe Toyota Fortuner V2.7L lắp ráp tại Việt Nam.
Ngày 15/3/2010, Văn phòng Huyện uỷ Kỳ Anh có Tờ trình số 96/TT-VP về việc đề nghị cấp kinh phí mua xe ô tô gửi UBND huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kỳ Anh, nêu rõ: “Văn phòng Huyện uỷ Kỳ Anh kính đề nghị UBND huyện Kỳ Anh và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kỳ Anh cấp kinh phí mua xe ô tô tổng số tiền là 1.034.515.280 đồng” (Vượt quá xa so với quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc mua xe công).
Mặc dù trong hồ sơ đề nghị cấp kinh phí còn thiếu: chưa văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh và hồ sơ thẩm định của sở tài chính, biên bản nghiệm thu mua sắm tài sản, nhưng xe đã được mang về. Phải chăng huyện ủy Kỳ Anh “chơi” theo kiểu “chuyện đã rồi”? Bên cạnh đó, việc thanh lý hợp đồng, phần phụ kiện lắp đặt bổ sung hết gần 39 triệu đồng chưa có văn bản thẩm định giá. Phần kinh phí bổ sung đơn giá 89.900.000 đồng có nhiều vấn đề nghi vấn trong việc hoàn thành hồ sơ mua xe ô tô. Mua một chiếc xe hết trên 1 tỷ đồng ký chung một Hợp đồng và phụ lục Hợp đồng, nhưng lại có 2 hoá đơn đỏ và ngày ký khác nhau là vấn đề không rõ ràng.

Bá Thanh

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Vũ Toàn là kẻ "đạo" thơ, Ẵm luôn giải thưởng, ngỡ mơ được vàng, Xưa nay miệng rộng huyênh hoang, Cho nên hắn dám đớp ngang con lừa (Nhật Minh)

BIẾN BÀI BÁO THÀNH GÓP Ý


Saturday, 1st May 2010

NTTNEW: Nguyên Tiêu vừa qua, khi công bố tôn vinh 50 câu thơ Việt trong Ngày Thơ VN tại Văn Miếu và in lại trên báo Văn Nghệ, có một câu thơ đã bị Ban tổ chức và cả báo Văn Nghệ ghi sai tên tác giả Lê Thái Sơn thành Vũ Toàn. Nếu chỉ có vậy thì chỉ cần gọi điện thoại để BTC và báo VN đính chính và xin lỗi tác giả là xong. Nhưng vì hỏi Vũ Toàn, anh lại nói là "hình như" anh cũng có câu thơ đó. Vì sợ có thế thật nên tôi đã phải "đi tìm nguồn cội" tác giả thật của nó; và cuối cùng viết một bài báo ngắn nhằm nhắc nhở mọi người hãy trung thực, đừng nhận vơ văn thơ của người khác. Nhưng khi bài báo được in trên báo Văn Nghệ thì nó chỉ còn là một cái góp ý. Vì thế, tôi xin đưa lại nguyên văn bài báo này với những đoạn chữ màu đỏ là đoạn đã bị cắt.

CÂU THƠ HAY ĐƯỢC TÔN VINH LÀ CỦA AI?
NGUYỄN TRỌNG TẠO

Trong Ngày Thơ VN lần thứ VIII, Hội Nhà Văn đã chọn 50 câu thơ hay của các nhà thơ từ cổ chí kim để tôn vinh bằng cách viết vào những dải lụa điều đính vào bóng bay đỏ rồi thả lên trời giữa rừng người yêu thơ tại sân Văn Miều - Quốc Tử Giám. Thơ của ai may mắn được chọn để tôn vinh trong dịp đó thì tác giả của nó phải thấy vinh dự tự hào lắm. Không vinh dự tự hào sao được khi tên tác giả được kề vai sát cánh cùng với những Nguyên Trãi, Nguyễn Du và bao thi hào thi bá khác của đất nước.
Nhưng trong 50 câu thơ được chọn lần này, có câu thơ khiến tôi băn khoăn thắc mắc. Không phải thắc mắc về chất lượng (vì được chọn vào đây chắc đã hay rồi) mà tôi thắc mắc về tên tác giả Vũ Toàn ghi dưới câu thơ đó. Báo Văn Nghệ số 15 ra ngày 10-4-2010 cũng in rõ ràng theo văn bản của Ban tổ chức Ngày Thơ VN:

"Những mùa hoa đại trắng

Tiếng mõ chừng cũng thơm

VŨ TOÀN"

Tôi nhớ rất rõ câu thơ này trong bài thơ QUÊ NỘI của nhà thơ Lê Thái Sơn đã từng in ở nhiều báo (Nghệ An, Văn Nghệ, Giáo dục và Thời đại...) và năm 1997 nó có mặt trong tập thơ MÙA NA CHÍN của anh. Tôi còn nhớ khi Lê Thái Sơn nhờ tôi chọn bài cho tập thơ THÁNG GIÊNG XANH (Nxb Văn Hóa-Thông Tin, 2000), tôi cũng đã chọn bài thơ có câu thơ nói trên - (tập thơ này đã được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc các hội VHNTVN). Vì vây tôi tin chắc là Ban tổ chức Ngày Thơ VN và báo Văn Nghệ đã in sai tên tác giả LÊ THÁI SƠN thành ra VŨ TOÀN.
Việc in sai thơ, sai tên tác giả kể cũng không ít, lỗi này thường rơi vào "anh đánh máy" là chính! Nhưng cũng có thể sai do người tuyển chọn. Nói chung chỉ cần xin lỗi hay đính chính là xong.
Nhưng sự việc không đơn giản thế với 2 câu thơ trên khi tôi gọi điện hỏi nhà thơ Vũ Toàn. Vũ Toàn nói với tôi rằng: "Hình như em cũng có làm 2 câu thơ đó, có in báo đâu đó. Tốt nhất là anh Tạo hãy hỏi người chọn thơ xem họ lấy ở đâu". Tôi bỗng nghi ngờ cả chính mình, vì vậy tôi lại phải đi tìm nguồn cội của nó...
Vào Google tìm kiếm thấy nó ở trong Website của Hội Nhà Văn VN và mấy blog đầu năm 2010, giống văn bản đã in trên Văn Nghệ. Cuốn "Nghìn câu thơ tài hoa" có chọn câu thơ trên và cũng ghi tác giả VŨ TOÀN... Nhưng tất cả những cứ liệu ấy chỉ xuất hiện sau năm 2000, không có cứ liệu nào xuất hiện trước năm 1997 là năm bài thơ ra đời.
Tôi lục lại báo Nghệ An và thấy bài thơ QUÊ NỘI ghi tác giả LÊ THÁI SƠN trên số báo ra ngày 22-2-1997 có câu thơ trên. Thời gian này Vũ Toàn làm biên tập trang Văn hóa Văn nghê của báo, chính anh đã chọn in bài thơ đó. Và điều kỳ lạ hơn nữa là trên báo Nghệ An số 12-4-1997 có bài viết của Vũ Toàn giới thiệu tập thơ Mùa na chín của Lê Thái Sơn với tiêu đề: Tiếp cận "MÙA NA CHIN". Trong Baì viết này chính Vũ Toàn đã khen mấy câu thơ của Lê Thái Sơn: ""Tiếng mõ chừng cũng thơm" là cái phát tiết ra ngoài của tạng thơ Lê Thái Sơn. Cảm giác, cứ ngẫm qua những sự kiện tình cảm của đời thực, thể nào Lê Thái Sơn cũng gửi gắm được một tâm sự, ý tưởng, "lái" người đọc vào từ trường của những câu thơ để ngẫm nghĩ, định giá".
Vậy là sự thực đã rõ: 13 năm trước, Vũ Toàn đã khẳng định "Những mùa hoa đại trắng/ Tiếng mõ chừng cũng thơm" là của LÊ THÁI SƠN. Nhưng tại sao giờ đây anh lại nói ỡm ờ "hình như" anh cũng có câu thơ ấy. Và bây giờ câu thơ ấy đã được tôn vinh... Chả lẽ Vũ Toàn đã làm ra câu thơ ấy trước Lê Thái Sơn rồi biếu tặng cho Lê Thái Sơn chăng? Tôi cứ lẩn thẩn mà hỏi thế...
Hà Nội, 20.4.2010
Các bản chụp lại báo dưới đây Văn Nghệ không in cùng bài viết (nhấn vào ảnh để xem rõ hơn)
TRANG BÁO VĂN NGHỆ IN NHẦM TÊN LÊ THÁI SƠN THÀNH VŨ TOÀN:

Báo Văn Nghệ số 15 ra ngày 10-4-2010

BÀI THƠ CỦA LÊ THÁI SƠN VÀ BÀI VIẾT CỦA VŨ TOÀN IN TRÊN BÁO 1997

Bao Nghe An 12.4.1997

Bao GD&TD .4.1997

Bao Nghe An 22.2.1997

Trích Blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Nếu ai có nhu cầu tìm hiểu thêm xin mời vào http://google.com/ gõ cụm từ: Lê Thái Sơn, Vũ Toàn, Nguyễn Trọng Tạo.

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Nhật ký của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng: Kỳ II: TÌNH YÊU TRÊN MÂM PHÁO

“…Bằng dự đoán sẽ có chiến đấu. Căm thù sôi sục, Bằng không muốn bỏ lỡ thời cơ giết giặc. Mặc dù cán bộ nhắc Bằng lên đường đi dự đại hội. Bằng nài nỉ xin ở lại chiến đấu rồi sẽ đi. Quả nhiên trận đó, Bằng đã lập được sự tích anh hùng”.

Kết thúc năm 1965, Đỗ Lương Bằng nhận được giấy khen chiến sỹ giỏi, được đề nghị tặng Huân chương Chiến công hạng 3 và sau trận chiến ngày 1/6/1966, được đề bạt Trung đội phó và giấy khen của Trung đoàn 32 rồi tại trận chiến ngày 10/7/1966, anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ngày 10/7/1966 như một ngày định mệnh, Bằng đã nài nỉ xin ở lại chiến đấu, đi dự đại hội mừng công theo kế hoạch…
Viết về ngày hy sinh của Bằng, trong “Bản kê khai thành tích của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 4 có đoạn: “Sau trận đánh ngày 1/6/1966, Trung đoàn chọn Đỗ Lương Bằng báo cáo điển hình trong Đại hội mừng công 6 tháng đầu năm. Theo quy định, ngày 10/7, Bằng phải có mặt để thông qua báo cáo điển hình. Nhưng trước ngày đó, máy bay trinh sát của giặc Mỹ bay qua trận địa. Bằng dự đoán sẽ có chiến đấu. Căm thù sôi sục, Bằng không muốn bỏ lỡ thời cơ giết giặc. Mặc dù cán bộ nhắc Bằng lên đường đi dự đại hội. Bằng nài nỉ xin ở lại chiến đấu rồi sẽ đi. Quả nhiên trận đó, Bằng đã lập được sự tích anh hùng”.

Sau khi Đỗ Lương Bằng hy sinh, cuốn nhật ký của anh được các đồng đội chuyền tay nhau viết tiếp những dòng nhiệt huyết, sau đó được trưng bày tại phòng Truyền thống của Trung đoàn 32 Đoàn Sông Thao. Ngày 18/4/1969, theo yêu cầu của Cục Chính trị Quân khu 4, đồng chí Cương Bá Bích giao lại cho đồng chí Mai Nhật- cán bộ Bảo tàng Quân khu 4 và hiện nay, cuốn nhật ký này cùng Quyết tâm thư bằng máu và một số kỷ vật của anh được trưng bày tại đây như là minh chứng về một thời oanh liệt của quân - dân Quân khu 4. Hoàng Mai đã trở thành nơi lưu giữ nhiều chiến tích về anh. Ở đó, có ga và cầu Hoàng Mai, có Rú Nhã… và Rú Sui - nơi anh nằm lại sau ngày hy sinh... Đặc biệt hơn, Xóm Quý là nơi anh và Lệ Cầu đã từng hò hẹn, để rồi khi tình yêu đứt gánh, người con gái ấy vẫn ôm trọn kỷ niệm về anh. Và đến hôm nay, khi được đọc những dòng nhật ký mà Bằng viết về chị thì chị đã oà khóc và không ngần ngại kể nhiều chi tiết về tình yêu dang dở này…
“Trên mâm pháo dẫu ngàn ngày nắng rát. Trong bữa ăn, trong giấc ngủ sẵn sàng. Mỗi viên đạn giữ khoảng trời miền Bắc. Ta góp phần giết giặc với miền Nam” là 4 câu thơ của Lưu Trùng Dương được Đỗ Lương Bằng viết rất nắn nót ở trang đầu cuốn nhật ký như lời tự hứa thì bài Núi Đôi của Vũ Cao lại được anh cảm nhận như lời nhắc nhở về lòng căm ghét chiến tranh. “Qua bài thơ ta thấy: hình ảnh đẹp đẽ của đôi thanh niên nam nữ trong lao động sản xuất xây dựng quê hương. Họ rất yêu - yêu tha thiết đất nước, yêu từ con đường... đến từng dốc núi, yêu từ cánh đồng bát ngát đến từng túp lều tranh. Chính trong lao động sản xuất và tình yêu quê hương, đất nước đã dẫn đến tình yêu chớm nở giữa hai người. Nhưng một ngày kia, quân giặc kéo đến phá tan hạnh phúc của nhân dân, trong đó có đôi nam nữ ấy. Thật là đau khổ khi chiến tranh kết thúc trở về mà người yêu của mình đã hy sinh. Câu chuyện xẩy ra... trong cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến hôm nay lại được nghe qua bài thơ làm cho mình thêm căm ghét chiến tranh”.

Về xóm Quý tìm hiểu được biết Lệ Cầu đã vào Quảng Bình sinh sống từ mấy năm nay. Trao đổi qua điện thoại, chị cho biết: Bằng và chị quen nhau qua những lần giao lưu đoàn thanh niên. Nhưng lúc đó, cha mẹ chị không đồng ý vì Lệ Cầu là người con duy nhất của gia đình. “Lúc đầu mình chưa thích lắm vì Bằng trông dáng thư sinh nhưng lại để tóc hơi dài và thường đi dép lê. Nhưng rồi chính lòng chiến đấu dũng cảm của Bằng làm cho mình yêu anh khi nào không hay…”. Một mối tình nở hoa giữa lòng chiến tranh và những chiến công anh dũng đã bất tử hoá một con người tưởng như rất bình thường ấy. Những trang nhật ký như góp thêm ngọn lửa trong trái tim mỗi thế hệ thanh niên tiếp nối. Tâm sự với chúng tôi, Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 nói: “Rất nhiều những liệt sỹ đã hy sinh anh dũng, nhưng tôi thấy, Đỗ Lương Bằng và một người nữa cũng như anh mà những kỹ vật còn lại của họ còn lưu giữ tại đây xứng đáng được truy tặng danh hiệu anh hùng vì những gì họ đã cống hiến”.

Nhật ký của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng: Kỳ I: LẼ SỐNG TUỔI 20

"Lẽ sống của tôi là phải lao vào những nơi khó khăn nhất, lao vào mũi nhọn của cuộc sống lao động và chiến đấu chống Mỹ. Tôi muốn trở thành một thỏi gang trong lò luyện kim chứ không muốn làm tấm lụa mỏng trong quầy hàng, cánh hồng nhung trong phòng ấm". Những dòng chữ đó nằm ở trang đầu cuốn nhật ký được Đỗ Lương Bằng viết ra với lòng nhiệt huyết và bản lĩnh của tuổi hai mươi, là lẽ sống còn mãi với thời gian để nhiều bạn trẻ hôm nay tự ngẫm lại mình.

Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc, thế hệ thanh niên tuổi 20 lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Những khát khao, ước mơ và tình yêu cháy bỏng của họ vẫn gửi lại thế hệ sau qua từng trang nhật ký viết cách đây ngót nửa thế kỷ. Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc và không thể kể hết nhiều liệt sĩ khác cùng lứa tuổi này, liệt sĩ Đỗ Lương Bằng là một trong những người như thế. Tháng 4/1963 Đỗ Lương Bằng gia nhập quân đội và tháng 2/1965 anh lên vào Quân khu 4 chiến đấu. Đúng 12 giờ ngày 18/2/1965, anh cùng đoàn xe pháo chuyển bánh tạm biệt đất Sơn Tây và 5giờ 30 phút ngày 23/2/1965 thì đến thị xã Đồng Hới (Quảng Bình). Suốt gần 4 tháng chiến đấu trên đất Quảng Bình, ngày 31/5/1965, anh cùng đồng đội hành quân bộ về nhận nhiệm vụ mới ở Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Tháng 7/1965, anh được điều về chiến đấu trên đất Nghệ An mà chủ yếu là ở vùng Hoàng Mai (Quỳnh Lưu) khói lửa. Những ngày tháng chiến đấu tại vùng đất này, anh đều được mọi người kính phục và mến mộ, tình yêu giữa anh với cô thôn nữ Lệ Cầu (xóm Quý, xã Quỳnh Vinh) ngày càng da diết và đối với anh, "Hoàng Mai có lẽ là quê hương thứ hai yêu dấu của chúng mình"... Ga Hoàng Mai và Cầu Hoàng Mai, đoạn quốc lộ 1A bắc qua sông Mai nối địa phận xã Mai Hùng với xã Quỳnh Thiện của huyện Quỳnh Lưu ngày nay là hai điểm đánh phá rất ác liệt của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Cầu Hoàng Mai, có những ngày Mỹ đã 5 lần huy động tới 22 máy bay chiến đấu với hàng trăm quả bom, rốc-két đánh phá.
Nửa thế kỷ, chiếc cầu đã nhuốm màu năm tháng, lớp người Hoàng Mai cùng chiến với Đỗ Lương Bằng nếu ai còn sống nay cũng đã ở cái tuổi cổ lai hy. Nhưng, mỗi lần kể lại những ngày chống máy bay Mỹ những năm 1965 - 1966, người dân địa phương vẫn không thể quên tên anh - một người lính cao xạ, với sự kính nể và khâm phục. Bà Lê Thị Lý (Mai Hùng) kể: "Năm 1966 bọn tôi khoảng 14 - 15 tuổi, đều biết Bằng. Trong các buổi sinh hoạt thanh thiếu niên, mọi người thường nêu gương anh Bằng để phấn đấu. Khoảng 7/1966, 10 máy bay đến bắn phá cầu Hoàng Mai, anh Bằng lúc đó là Trung đội phó đã cùng đồng đội bắn phá trả quyết liệt. Trận này, anh bị một mảnh bom làm nát chân trái, máu ra nhiều không đứng được, anh dựa vào công sự mắt vẫn hướng lên máy bay địch để bắn. Khi y tá đến băng bó, anh đã nói: "nhờ đồng chí cắt cái chân này cho tôi để chiến đấu đỡ vướng"”. Sau đó, anh bị thương nặng và hy sinh ở tuổi 22. Mọi người chôn cất anh ở chân rú Sui (xóm 13, xã Mai Hùng), sau ngày giải phóng hài cốt của anh được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ. Còn những người ở xóm Yên Lộc thì kể: “sau khi anh Bằng hy sinh đã có những khẩu hiệu như "dòng máu Đỗ Lương Bằng bất diệt", khẩu đội của anh thuộc Trung đoàn 32 đoàn Sông Thao mang tên "khẩu đội Đỗ Lương Bằng", toàn đơn vị lấy gương chiến đấu của anh để học tập. Khi đó, thanh thiếu niên của các xóm Yên Lộc, Yên Trạch, ai ai cũng tự hứa sẽ phấn đấu theo tấm gương liệt sĩ Đỗ Lương Bằng”.

3 năm quân ngũ, Đỗ Lương Bằng đã tham gia chiến đấu hơn 500 ngày đêm trên mâm pháo với 300 trận địa ác liệt, cùng với đồng đội bắn rơi 50 máy bay Mỹ. Trong lời nhận xét về thành tích chiến đấu của anh, Đảng uỷ đoàn sông Thao ghi: “tấm gương sống và học tập của Đỗ Lương Bằng là một điển hình trong hàng vạn điển hình của thanh niên thời đại chống Mỹ cứu nước. ở đâu, anh cũng là ngọn cờ đầu phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy tinh thần yêu nước và lý tưởng cách mạng…” Điều đặc biệt là trong bom đạn chiến tranh ác liệt đó, anh vẫn lưu lại những dòng nhật ký đầy xúc động. Những trang viết này (từ 18/2/1965 đến 2/7/1966) trong cuốn nhật ký của anh như là bức thông điệp về lý tưởng thanh niên gửi đến các thế hệ mai sau.

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Quảng Trị:
18 năm, một ông đò gàn!

Những người cố tình không hiểu thì gọi ông là gàn, nhưng tất cả họ đều nói về ông với một lòng tri ân. Đưa học sinh đến trường, người ốm đau đi bệnh viện. 18 năm, với con đò nhỏ, ông Nguyễn Tu ở thôn Hạ Đồng, xã Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị miệt mài tích đức trên dòng Ô Lâu. Ông chỉ tâm niệm một điều: “Vất vả một chút nhưng giúp được nhiều người, đời thế là vui”!

Vào mùa mưa, thôn Hạ Đồng như một ốc đảo, lụt ngập cả tháng trời, hàng trăm nhân khẩu trong làng chỉ biết đưa mắt nhìn biển nước. Lo nhất là người sinh nở hay đau ốm, Trạm y tế ở xa, đường đi khó khăn, đã không ít người chết oan vì không kịp đưa đi cấp cứu. Còn học sinh phải đi học nhờ các trường ở xã Hải Thành, Hải Thiện xa xôi cả chục kilômét, nhiều em bỏ học vì không thể đến trường. Một người đi chợ, cả xóm gửi mua đồ. 14 hộ dân thôn Hạ Đồng sống trong cảnh nghèo nàn, nhếch nhác. Chúng tôi theo chuyến đò của ông sang thôn và được nghe câu chuyện cảm động về ông đò gàn. “Nhìn tụi nhỏ phải bỏ học không đành lòng, vợ chồng tui bàn nhau bán mấy tạ thóc mua chiếc thuyền tôn nhỏ để đi lại, ngày 3 bữa, tui chở chúng nó đi. Có đứa đã vào học cấp 3 trên huyện”. Từ khi có con đò, học sinh trong thôn không còn phải ngâm mình trong nước khi đến trường nữa. Ông đi từng nhà vận động cho các em tiếp tục theo học, “nếu bọn trẻ con không có kiến thức, trình độ thì thôn Hạ Đồng muôn đời không thoát được cái đói, cái nghèo”, ông tâm sự.

Hàng ngày, dậy lúc 5 giờ sáng, ông lọ mọ chống thuyền đi vòng quanh làng để gọi từng đứa trẻ một, trước khi con thuyền nhỏ rẽ sóng sang sông. Những trận lụt nước ngập cả tháng trời, ông phải bỏ việc gia đình để đưa đò. “Có chi mô, mình vất vả một chút nhưng lại được rất nhiều. Rồi mai đây mấy đứa nhỏ nó được học hành tử tế là vui à”. Khắp thôn Hạ Đồng ai cũng nhắc tên ông đầy kính trọng. Mang ơn ông, người dân nghèo ở đây thỉnh thoảng chỉ có nồi khoai, nồi sắn hay mớ cá bắt được từ sông tươi rói. Bác Võ Văn Thế ở thôn Hạ Đồng nói: “Cả thôn này không ai có điện thoại. Có gia đình con đi xa gọi điện về nhà phải nhờ người thôn kế bên đi kêu mất nửa buổi, nhìn con đường cũng đủ ngán rồi. Trước đây trẻ con thất học nhiều lắm, may mà nhờ có chú Tu sớm hôm đưa đò. Chừ thì không ai phải bỏ học, ốm đau cũng có phương tiện rồi. Bà con nơi đây ai cũng chịu ơn chú. Những ngày sóng yên gió lặng thì không sao chứ vào những ngày mưa bão thật hết khổ”. “Có lần, thuyền đi được nửa đường thì gặp gió lớn. Tui trụ không nổi với nước chảy xiết. Thuyền bị trôi dần theo con nước, lúc đó ai cũng hoảng loạn la hét. Tui phải bảo các cháu ngồi yên rồi lựa chiều nước cho thuyền trôi một đoạn rồi tấp vào bờ, khi đó mới hoàn hồn. Nước lớn, gió to mà đi ngược chiều là lật đò liền”. Nhờ có con đò, ông đã cứu bao người ở thôn Hạ Đồng này thoát khỏi cửa tử trong gang tấc. Còn nhớ một đêm giữa năm 2003, ba người ngộ độc thức ăn khá nguy kịch, nước lũ thì ngập đồng, ông huy động bà con chuyển nạn nhân xuống thuyền, đưa lên bệnh viện cấp cứu kịp thời trong đêm và thoát chết. Điều làm ông Tu trăn trở nhất là tuổi già sức yếu không cho phép ông đưa đò mãi được, nếu những chuyến đò từ thiện không còn, thì sự nghiệp học hành của trẻ em thôn Hạ Đồng trôi về đâu. Ông trăn trở: “Cả thôn vẫn chưa có đứa nào được làm sinh viên cả. Tui thì mỗi ngày một già, biết khi nào con em của xóm được đến trường bằng cây cầu chắc chắn, nhỏ thôi cũng được!”. Anh Lê Văn Lục, Chủ tịch xã Hải Tân cho biết: “Chúng tôi đã đề xuất lên huyện về hiện trạng đời sống của người dân ở Hạ Đồng. Từ năm 1990, xã đã gửi kiến nghị lên cấp trên đề nghị cho xây một cây cầu, nhưng kẹt nỗi kinh phí chưa có nên đành chịu. Mỗi mùa mưa, chúng tôi phải chi 2 triệu đồng dựng tạm cầu treo, được ít bữa thì nước cuốn, lại phải nhờ đến bác Tu”. Mùa mưa lũ đã qua, nhưng nói đến mưa lũ, người ta vẫn phải nhớ đến cảnh chiếc thuyền tôn nhỏ bé của ông đò gàn giữa dòng nước mênh mông! Đã 18 năm nay, ông là người duy nhất chèo đò ở bến sông này.

Cố lên, Phú ơi!

Nhân vật trong bài viết này có một lý lịch học tập đáng nể: 12 năm học sinh giỏi; là một trong những gương mặt điển hình của huyện Yên Thành (Nghệ an) tham dự các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh đạt được thành tích cao. Thi đại học đối với nhiều người là một cửa ải không thể vượt qua, thì đối với anh, nó giống như buổi thi học kỳ ở trường huyện. Thảnh thơi vào khoa xây dựng của giảng đường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tương lai của cậu sinh viên có lý lịch xuất thân mấy đời là nông dân này ngỡ rằng sán lạn...

Ngã...
Sinh năm 1980 trong một gia đình thuần nông đông con ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ an), Phạm Văn Phú từ nhỏ đã nổi tiếng là thông minh đĩnh ngộ. Cuộc sống người dân đồng chiêm một nắng hai sương, tuổi thơ của Phú gắn với mảnh ruộng, lưng trâu hơn là sách vở. Vậy mà Phú vẫn học rất giỏi. Suốt từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, cho đến lúc gấp sách bước vào...trại cải tạo, Phú đều là học sinh giỏi. Sau này, khi chúng tôi về Yên Thành, còn nghe rất nhiều người kể về tấm gương học tập của cậu học trò nghèo này kèm theo một cái tặc lưỡi: "Tiếc cho em nó quá!". Nhưng quá trình phạm tội của Phú thì không đơn giản như một cú tặc lưỡi. Vào Đại học Kiến trúc, Phú tiếp tục học giỏi nổi tiếng. Những năm tháng đầu tiên, Phú còn có thể nhai mì tôm trệu trạo thay cơm để lên giảng đường ngồi nghe thầy giáo giảng bài. Nhưng rồi trong tâm trí của chàng sinh viên nghèo này luôn trăn trở một câu hỏi: tại sao thằng A, con B học thì dốt đặc cán mai, vậy mà vẫn đủ điểm, vẫn suốt ngày thay xe, thay người yêu như thay áo?
Từ đó, trong cái đầu thông minh đĩnh ngộ của Phạm Văn Phú không chỉ có chữ nghĩa, mà đã hằn sâu ý thức nhục nhằn vì thua kém bạn bè về vật chất. Hết tiền, Phú và mấy người bạn bị chủ nhà trọ đuổi ra khỏi nhà giữa trời mưa như trút. Lang thang. Đói cơm rách áo. Phú ôm mặt khóc tức tưởi giữa ngã ba đường. Đó là thời gian vào khoảng giữa năm 2002.
Đúng thời điểm khó khăn nhất, T, một "đầu nậu" của đường dây thi thuê, thi hộ đã để mắt đến Phú. Sau vài chầu cà phê, đầu nậu T. ngã giá: "Học giỏi như chú mà phải sống vất vưởng như thế này, nhục còn hơn chó...". Nói xong, T. hào phóng dúi cho Phú một xấp tiền. Tiền làm Phú sáng mắt. Tiền cho Phú quần áo đẹp, thuê được phòng trọ khang trang, còn bao thêm được mấy đứa bạn nghèo khó. Công việc T. giao đối với Phú quá đơn giản: Bằng kỷ thuật vi tính, Phú làm giả thẻ dự thi của các trường, làm giả cả chứng minh thư cho các "gà nòi" (tiếng lóng chỉ sinh viên giỏi được thuê thi thay) đánh lận con đen, vào thi thay cho các thí sinh muốn vào đại học bằng con đường "xích lô xe lai". Một trường hợp thành công, Phạm Văn Phú được nhận từ 3 đến 5 triệu đồng. Những lúc không tìm được "gà nòi" thì Phú lập tức đáp ứng. Lần Phú trực tiếp thi thay cho một trường hợp vào Cao Đẳng Bắc Giang thì bị bắt.
Phạm Văn Phú nói: "Mình ngu dốt, tham lam quá, với lại đã trót nhúng chàm, không dừng lại được". Cái giá phải trả cho "sự ngu dốt" như lời của Phú, là án phạt 9 tháng tù giam tại Trại Kế (Bắc Giang). Từ cậu bé đồng chiêm nghèo ham học, một sinh viên giỏi của trường ĐH danh giá, Phạm Văn Phú cúi đầu bước vào trại cải tạo như một thước phim buồn.

Đứng dậy và sống
Phú cười rạng rỡ khi kể về vợ mình: Cô gái xứ Đoài mây trắng (Hà Tây) Nguyễn Thanh Trà.
Trà và Phú gắn bó với nhau từ những ngày cả hai đứa còn ngồi trên giảng đường. Phú bị bắt, Trà đang học năm thứ hai Cao đẳng kinh tế. Cô sinh viên xứ Đoài khóc hết nước mắt. Khóc chán, cũng không thể làm cho Phú trở lại giảng đường ĐH được. Trà lặn lội lên Bắc Giang thăm Phú. Trà nói như đinh đóng cột: Anh phải cải tạo tốt để đứng dậy. Em sẽ chờ anh. Trà về Hà Nội, bạn bè thông cảm ít, phản đối nhiều: Ai đời lại đi yêu một "thằng tù"! Nhưng Trà vẫn cắm cúi học, cắm cúi yêu Phú. 9 tháng sau Phú ra trại, cũng là lúc Trà học xong. Đến lượt bố mẹ, anh chị phản đối kịch liệt. Cái lý lịch "thằng tù" mới ra trại của Phú là lý do chính.
Phú về quê trong sự dị nghị của bà con, lối xóm. Mặc cảm tù tội, thua thiệt khiến Phú chơi vơi. Anh lang thang làm đủ nghề để kiếm sống, và để quên...Trà. Trong sự mặc cảm tột cùng, Phú nghĩ: Mình đã như vậy, không được làm khổ Trà. Vậy là Phú đi làm lơ xe, phụ hồ, cuộc sống nay đây mai đó. Trong những ngày đen tối của đời phú, tình yêu của Trà như một phép màu đã nhóm lên đốm lửa ấm áp. Trà một mặt nhờ anh em bạn bè thuyết phục bố mẹ, một mặt tìm cách liên lạc với Phú...
Cưới được Trà, Phú nhờ anh chị vay mượn được 10 triệu đồng làm vốn với quyết định phải làm giàu từ chính trên quê hương của mình. Nhận thấy quê của Phú sẵn nguồn nguyên liệu là cây tre bạt ngàn, Trà bàn với Phú về Hà Tây học nghề làm tăm hương. Sau một thời gian học nghề ở quê ngoại, cuối năm 2004, vợ chồng Phú Trà trở về quê mở cơ sở sản xuất tăm hương.
Những ngày tháng đầu tiên nhọc nhằn khó khăn vô cùng. Hai vợ chồng ngày đêm chẻ tre, vót tăm quần quật, sản phẩm làm ra vẫn không tìm được nơi tiêu thụ. Không ít lần được nghe người ta bóng gió, đại loại không nên làm ăn với một "thằng tù" mới ra trại. Đêm về hai vợ chồng an ủi: Cái khó nhất là cưới được nhau, hai người đã làm được, thì coi như không còn một khó khăn nào hết! Được sự động viên của vợ, Phú tiếp tục ra tận Hà Tây, mời thợ về tập huấn kỷ thuật. Lấy công làm lãi. Dần dần, cùng với sự cần cù, nhẫn nại và uy tín, sản phẩm tăm hương của vợ chồng Phú Trà đã tìm được chỗ đứng. Hiện tại, cơ sở sản xuất của vợ chồng anh đã tạo công ăn việc làm cho hơn 100 lao động địa phương với thu nhập ổn định mỗi tháng trên một triệu đồng. Đầu năm 2007, vợ chồng anh mở rộng sản xuất, dạy nghề cho bà con trong vùng, thu mua sản phẩm thô, về chế biến, tẩm hương liệu xuất đi các địa bàn lân cận. Đến nay, sản phẩm tăm hương Phú Trà đã có mặt hầu khắp các địa bàn Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá...Khi hỏi về thu nhập gia đình, Phú khiêm tốn: "Cũng còn vất vả lắm anh ạ. Nhưng thời gian vừa qua đã cho em nhận ra được nhiều điều. Cuộc sống của mình, mình phải tự chủ, không thể ai sống hộ được..." Phú chỉ vào chiếc xe ô tô tải mới coóng: "Vợ chồng em mới mua, để chủ động vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ". Rồi Phú say sưa nói về...cây tre. Ông chủ trẻ 8X mong muốn phát triển một làng nghề làm tăm hương chính trên quê hương của anh. Phú tâm sự: "Nếu có sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, em tin người dân quê em sống được với nghề tăm hương".
Chia tay vợ chồng Phú Trà, chúng tôi thầm cảm phục cho tình yêu và nghị lực của đôi bạn trẻ. Cuộc sống vốn dĩ khó khăn và đầy cám dỗ, nhưng vấp ngã để biết đứng dậy sống có ý nghĩa bằng chính bàn tay, khối óc của mình như Phạm Văn Phú, không phải ai cũng làm được.

NƠI ẤY BÌNH YÊN


Nằm cách bãi biển Cửa Lò khoảng 8 km về hướng Đông Nam, với diện tích chỉ hơn 2km2, Hòn Ngư là một trong 2 đảo tiền tiêu của tỉnh Nghệ An, án ngữ Cửa Hội. Đây là nơi đóng quân của Đại đội hỗn hợp đảo Ngư. Không chỉ có giá trị to lớn về quốc phòng, Hòn Ngư còn như một khu du lịch có giá trị nếu biết vận dụng đem vào khai thác.

Non nước hữu tình...
Chiếc canô của đội bảo vệ bờ biển Cửa Lò chở đoàn chúng tôi rẻ sóng hướng thẳng về phía đảo khi mặt trời vừa đứng bóng. Nhìn từ xa, Hòn Ngư như một chú cá khổng lồ đang quay đầu về phía biển. Mất gần 15 phút với tốc độ tối đa, chiếc canô nhỏ mới cập bến. Không ai bảo ai, mọi người cố chạy nhanh vào phía trong đảo vì ở đó cây cối um ùm giúp tránh cái nắng oi bức đang như thiêu như đốt. Rồi như chợt nhớ ra điều gì đó, mọi người lại quay trở lại bến, rủ nhau chụp ít tấm hình làm kỷ niệm.
Vừa vào đến đảo, chúng tôi đã được chiêm ngắm vẻ đẹp uy nghiêm của chùa Song Ngư nằm ngay dưới chân đảo. Hai cây Lộc Vừng có niên đại hàng trăm năm tuổi đứng sừng sững, rủ hoa, tán lá rợp cả sân chùa như tô thêm vẻ bí ẩn và uy nghi. Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, trên khuôn viên 11.000m2, thờ phật Thích Ca và Sát hải đại vương Hoàng Tá Thôn - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng nên ngư dân vùng Cửa Lò và Cửa Hội thường vào đây dâng hương để cầu mong mưa thuận gió hòa. Những ngày mưa bão, chùa cùng với đảo là nơi tránh bão an toàn của ngư dân đánh bắt trên vùng biển này. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chùa đã từng bị bom đạn đánh phá hầu như hoàn toàn nhưng hai cây Lộc Vừng và cây Giuối thì vẫn còn cho đến tận bây giờ. Đến đầu năm 2003, chùa được khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Khi biết được lịch sử của ngôi chùa, mọi người thay nhau vào chùa thành kình thắp hương. Sau những giây phút tuy ngắn ngủi nhưng quý giá đó, ai cũng thấy lòng mình như nhẹ nhõm, mọi âu lo, toan tính bụi trần dường như tan biến. Mọi mệt mỏi chợt như không còn mà thay vào đó là cảm giác mong muốn nhanh được khám phá những điều thú vị còn ở phía trước.
Rời chùa Song Ngư, chúng tôi tiếp tục đi vòng xung quanh đảo để tìm hiểu về trạm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và trạm khí tượng thủy văn. Đâu đâu trên đảo cây cối cung um tùm, xanh mướt. Do không bị chặt phá nên rừng ở đây hầu như là cây nguyên sinh, thi thoảng là những hàng cây ăn quả trĩu trái được các chiến sĩ ở đây trồng và chăm sóc. Mặc dầu tiết trời oi bức, ngột ngạt, lại phải leo hàng trăm bậc đá để lên được đến đỉnh của đảo nhưng không ai trong đoàn cảm thấy mệt mỏi. Có lẽ cuộc sống ở chốn thị thành phồn hoa không đủ che lấp những góc linh thiêng, một chút nhẹ nhàng yên tĩnh.

...Và những người lính đảo vui tính
Ở Hòn Ngư không có người dân cư trú mà chỉ có Đại đội hỗn hợp đảo Ngư đóng quân. Đại đội này gồm trung đội súng máy PK137mm, pháo 12, cối, ĐK và AK bộ binh, gồm cán bộ sĩ quan và chiến sĩ chuyên nghiệp đóng dàn trải xung quanh đảo. Nhiệm vụ của đại đội là huấn luyện chiến đấu, tăng gia sản xuất - kể cả đi xây dựng công trình trong đất liền. Trong mùa mưa bão, cán bộ và chiến sĩ ở đây còn tham gia cứu hộ, cứu nạn và cơ động chống ném mìn kích điện của ngư dân.
Tiếp xúc với các chiến sĩ ở đây, chúng tôi mới thấy được vô vàn những khó khăn mà đại đội đang đối mặt. Trên đảo không có điện lưới nên phải tải bằng máy phát. Tuy được Bộ chỉ huy cung cấp một phần nguồn kinh phí mua dầu để chạy máy nhưng anh em chỉ phát điện từ 19h đến 22h. Nguồn nước ngọt được khắc phụ bằng cách xây bể chứa lấy nước mưa vào mùa hè nước ngọt như một tài sản quý giá, nước mưa chỉ đủ dùng cho ăn uống nên việc tắm giặt anh em phải dùng nước... biển.
Nhờ tăng gia sản xuất nên đại đội hầu như tự túc được lương thực. Chỉ vào mùa khô này, các chiến sĩ ở đây mới cần hỗ trợ một ít lương khô và gạo do ở đảo không thể sản xuất được.
Tuy khó khăn là thế nhưng cán bộ và chiến sĩ ở đây luôn vui vẻ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trung đội trưởng Nguyễn Đình Trung thuộc trung đội súng máy PK137, người đã có bốn năm ở đảo này tươi cười cho chúng tôi biết: “Ngoài những giờ huấn luyện, sản xuất mệt nhọc, anh em luôn tăng cường hoạt động thể thao giải trí để rèn luyện sức khỏe và sống lạc quan hơn. Đặc biệt trong mùa hè, thường có nhiều đoàn khách ghé thăm đảo nên anh em luôn tranh thủ giao lưu văn nghệ, tìm hiểu về đất liền, gởi thư về cho người nhà và cả người yêu nữa”. Hỏi ra mới biết, các chiến sĩ ở đây hầu hết chưa lập gia đình, trong khi đó một tháng mới được vào bờ một lần nhưng chỉ giới hạn trong một vài giờ để mua đồ dùng và dầu chạy máy nổ. Mỗi năm các chiến sĩ ở đây mới được về quê một lần nên dù chỉ cách đất liền chưa đầy 8km nhưng nỗi nhớ nhà và người thân vẫn cứ đeo đẳng khôn nguôi. Mỗi lần có người từ đất liền ra là anh em luôn nhiệt tình, niềm nở vì họ xem khách như chính người nhà của mình. Trung tá Vương Kiến Cường - đảo trưởng phấn khởi cho chúng tôi biết: “Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng anh em chiến sĩ ở đây luôn cố gắng khắc phục, động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là hòn đảo tiền tiêu vững chắc của tỉnh”.
Chia tay hòn đảo nhỏ với những chiến sĩ ở đây, lòng chúng tôi không khỏi luyến lưu. Các chiến sĩ gửi gắm cho chúng tôi về quê nhà họ những nỗi niềm mong nhớ. Ai ai cũng muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để ngày về không hổ thẹn là chiến sĩ của Hòn Ngư.
                                                                                                                        Tuấn Anh

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Thạch Văn - Thạch Hà (Hà Tĩnh):
KHI QUAN XÃ “BÁN TRỜI KHÔNG VĂN TỰ”


Năm 2001, trước nhu cầu của người dân về việc xin mua đất ở tại khu vực Đông Châu, Đông Bạn chính quyền xã Thạch Văn (Thạch Hà- Hà Tĩnh) đã nhanh chóng làm thủ tục bán đất cho người dân. Thế nhưng mọi thủ tục chỉ được thể hiện bằng một phiếu thu ghi số tiền là 2.800.000 đồng hoặc 4.800.000 đồng, diện tích đất thì không có một giấy tờ nào chứng thực. 9 năm trôi qua, người dân nơi đây vẫn mỏi mòn ngóng chờ sổ đỏ.

Bán đất bằng những cái chỉ tay
Theo đơn thư phản ánh của chị Đặng Thị Hồng (xóm Đông Châu-Thạch Văn-Thạch Hà) gửi tới Báo TTTĐ, năm 2000, gia đình chị làm đơn lên UBND xã Thạch Văn và ban Địa chính xã bán cho gia đình chị một mảnh đất để làm nhà ở. Đến năm 2001, UBND xã đã bán cho gia đình chị một mảnh đất với số tiền là 2.800.000 nghìn đồng.
Chị Hồng cho biết, sau khi gia đình chị mua mảnh đất với số tiền trên, ngoài biên lai thu tiền ra, gia đình chị không nhận được bất cứ một giấy tờ nào ghi diện tích cũng như vị trí của thửa đất. Khi gia đình thắc mắc với ban địa chính xã thì nhận được lời hứa miệng của UBND xã cũng như ban Địa chính là sẽ nhanh chóng làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho gia đình chị. Cứ nghĩ rằng chính quyền xã sẽ thực hiện lời hứa nên vợ chồng chị yên tâm ra về.
Năm 2002, khi gia đình bắt đầu làm nhà, để biết được chính xác diện tích cũng như vị trí của đất nhà mình, chị Hồng đã yêu cầu ban địa chính và UBND xã xuống làm việc. Không hiểu sao, gia đình chỉ thấy mỗi mình anh Nguyễn Khắc Kỷ, lúc đó là cán bộ địa chính xã xuống chỉ cho một mảnh vườn và bảo đó là đất của gia đình. Gia đình lúc đó còn lưỡng lự nhưng cán bộ địa chính đã đích thân chỉ định nên có phần yên tâm. Theo chị Hồng, vào thời điểm đó, UBND xã cũng làm tương tự khi bán đất cho các hộ ông Lê Khắc Thái và hộ ông Mai Đức Đài cũng bằng những cái chỉ tay, trong 3 mảnh đất nói trên thì mảnh đất của ông Mai Đức Đài ở giữa. Kể từ đó, UBND và ban địa chính xã không hề có biên bản đo đất hay làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những gia đình đã nộp tiền mua đất mặc dù hàng năm các hộ này vẫn nộp thuế đất đầy đủ cho xã.
Vào năm 2003, khi có dự án nuôi tôm của công ty Việt - Mỹ về đóng trên địa bàn xã, đường sá được mở rộng hơn, đặc biệt là đường 19/5 và đường đi biển Đông Châu, mảnh đất của gia đình chị Hồng và hơn 20 hộ gia đình sống gần đó trở nên có giá trị. Cảm thấy có điều gì đó bất ổn nhưng gia đình chị và những hộ khác không có cách gì ngoài chờ đợi. Sau bảy năm mòn mỏi ngóng trong không có kết quả, chị Hồng và một số hộ chạy đôn chạy đáo lên UBND xã để hỏi cho ra lẽ. Khi anh Hồ Phi Dũng (chồng chị Hồng) đến làm việc, chính quyền xã đưa cho anh 1 biên bản cấp đất photo công chứng có chữ ký của anh Dũng. Theo biên bản này, gia đình anh Dũng cũng như các hộ còn lại được ghi diện tích đất sở hữu là 400m2 mà không có địa giới hành chính. Lúc này anh Dũng mới té ngửa thực tế mình không hề ký vào biên bản nào vì vào thời điểm đó anh còn đi làm ở xa. Khi anh xin UB xã xem biên bản gốc thì bị từ chối với lý do bản photo công chứng cũng có giá trị như bản gốc.
Tháng 11/2008, chị Hồng nhận được thông báo của UBND xã với nội dung, gia đình chị đã xây dựng và trồng cây lấn chiếm đất chưa xử lý nên chưa giao biên bản và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, UBND xã còn cho rằng, gia đình chị xây nhà sai vị trí. Căn cứ vào đó, xã đã phân đất theo lô, hộ của nhà ông Lê Khắc Thái thuộc lô 1, ông Mai Văn Đài thuộc lô số 2, còn gia đình chị thuộc lô 3. Oái ăm thay, trước đó chị Hồng đã xây nhà theo chỉ tay của ông cán bộ địa chính trên lô 4?!


Những khuất tất đằng sau quyết định của cán bộ xã
Theo như thông báo số 10/TB/UBND, ngày 1/7/2009 mà UBND gửi cho chị Hồng thì, tại biên bản giao đất ngày 18/1/2002, mảnh đất gia đình chị thuộc lô số 3 (có ghi rõ phía Đông Nam giáp đường đi biển Đông Châu dài 17m, phía Tây Nam giáp đường quy hoạch dài 24m, phía Tây Bắc giáp đất quy hoạch dài 17m, phía Đông Bắc giáp đất quy hoạch dài 24m). Chị Hồng cho chúng tôi biết, nếu muốn hợp thức hoá ngôi nhà và mảnh đất hiện nay, gia đình chị phải nộp cho xã 25 triệu đồng nữa (?)
Cũng như gia đình chị Hồng, năm 2002, gia đình ông Nguyễn Văn Giá (trú xóm Đông Bạn) mua mảnh vườn nằm ở ngã tư đường 19/5 để làm nhà với số tiền 4.800.000 đồng (tương đương với 400m2). Sau khi nộp tiền xong, UBND xã đã tiến hành lập biên bản đo đất cho gia đình ông. Đầu năm 2003, khi ông Giá đang đắp nền móng nhà thì nhận được 1 thông báo của xã buộc phải đình chỉ. Lý do xã đưa ra là, nền nhà ông nằm trên khu vực thuộc dự án nuôi tôm (vùng đất đã bàn giao cho công ty Việt Mỹ nuôi tôm thuộc dự án 19/5). Theo đơn thư, mảnh đất mà ông Giá mua vào năm 2002, đến tháng 03/2003 mới có thông báo số 02 TB-UB của UBND xã “Về việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng dự án nuôi trồng thủy sản”. Như vậy, đáng lẽ ông Giá phải được UBND xã mời làm việc và thông báo cho gia đình biết trước để ông còn kịp xoay xở. Nếu mảnh đất của ông thuộc dự án nói trên thì tại sao 8 năm qua gia đình ông không hề nhận được sự bồi thường hay hoàn trả mặt bằng của dự án như chính quyền xã đã hứa với ông, mặc dù dự án nuôi tôm đã đi vào hoạt động từ lâu. Mặt khác nếu như gia đình ông Giá không được xây dựng trên mảnh đất đó thì số tiền 4.8000 đồng mà xã đã thu tại sao không được hoàn trả hoặc đền bù theo luật định?
Trường hợp gia đình chị Trần Thị Phúc ở đội 6, xóm Bắc Văn lại càng trớ trêu hơn. Năm 1984, gia đình chị sử dụng mảnh đất được ông cha để lại và đó là đất không có tranh chấp. Năm 2002, khi huyện mở đường tỉnh lộ 27, miếng đất của chị nằm vào giữa trục đường. Nếu tính về giá trị, cả hai bên phần đất bị chia cắt để làm đường ấy đều thuộc đất mặt tiền. Không hiểu vì sự trùng lặp hay ngẫu nhiên mà đúng vào thời gian đó, gia đình chị Phúc nhận được thông báo của chính quyền xã là đất mà chị đang sở hữu là đất “hoang hóa” và xã có quyền thu để “phục vụ” dự án. Không lâu sau khi con đường hoàn thành, một phần đất của gia đình chị đã được xã bán cho 4 hộ (hiện nay 2 hộ đã làm nhà và được cấp sổ đỏ). Trong khi đó, Cũng cần phải nói thêm rằng, theo luật đất đai 1994 về trước, nếu đất do ông cha để lại mà không có tranh chấp sẽ được nhà nước thừa nhận.Không biết vô tình hay hữu ý mà các cán bộ của UBND xã Thạch Văn đã dựng nên những câu chuyện cười ra nước mắt như vậy. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để làm sáng tỏ những khuất tất đằng sau việc cấp phát đất của các vị quan xã này.
                                                                                                                                             D-P