LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

ĐÔI NÉT VĂN CHƯƠNG

Phụ nữ và khiếm khuyết


Phụ nữ là một bản thiết kế đầy khuyếm khuyết của Thượng Đế. Khi thánh Peter dẫn Mr CEO của nhà sản xuất xe hơi Ford diện kiến vì có công chế tạo xe hơi phục vụ cộng đồng.
- Mr Ford nói rằng: Ngài tập trung đội thiết kế lại và tôi nói cho ngày nghe những khuyếm khuyết như sau.
- Khu vui chơi giải trí gần nhà vệ sinh.
- Cứ mỗi kỳ hàng tháng phải tốn kém trong việc bảo trì vì thường chảy nhớt.
- Giải quyết chất thải phải hạ càng và lột hết Capo mới thi hành được.
- Đèn pha thì bị lệch về phía trước thái quá, khiến các hoạt động khó khăn
- Chi phí bảo trì thì cực kỳ tốn kém và luôn luôn phải sơn quét lại mặt trước.
Thượng Đế nghe có lý bèn triệu tập cuộc họp với đội thiết kế và bắt đầu thảo luận gì đó xì xào một hồi sau quay lại nói với Mr Ford.
Ta cám ơn những góp ý của ngươi. Giám Đốc Marketing ta bảo là không cần gì phải sửa chữa cả vì sản phẩm của ta có tới 99,9% đàn ông trên thế giới sử dụng. Trong khi đó sản phẩm của ngươi chiếm chưa tới 10% trên toàn thế giới.


.................................................

THƠ CHÉM GIÓ

Đành rằng vinh- nhục đã nhiều
Ngẫm ra lại thấy càng yêu thêm nghề
Ai trong sạch? ai viết thuê?
Mưu sinh âu cũng tại nghề đó thôi
Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Nói chi đến chuyện dở hơi chê tiền!
Buồn vui tìm đến bạn hiền
Mong sao đừng để đồng tiền làm hư
Sắn khoai theo suốt tuổi thơ
Cánh diều phảng phất
                  giấc mơ cuối đường...





.......................................

NHỊ GIÁP TIẾN SỸ HOÀNG TRỪNG


Làng Bình Lỗ - Kẻ Trổ huyện Chi La ngày xưa, nay là xã Đức Nhân huyện Đức Thọ có một dòng họ từng nổi tiếng với truyền thống học hành và khoa bảng qua nhiều tên tuổi lớn như Hoàng Kỳ Giang, hoàng Trừng, Hoàng Xuân phái, Hoàn Hậu Đức, Hoàng Thủy Hạo, Hoàng Nhân xuyên, Hoàng dật, Hoàng xuân Phong, Hoàng Xuân Hãn …Trong đó Hoàng Trùng là bậc tiền nhân sống cách đây 600 năm vẫn là niềm tự hào của hậu duệ ngày nay .
Hoàng Trừng tên hiệu là Lỗ Hiền, năm sinh Canh Dần (1470). sách "Bình Lỗ Hoàng tộc phổ ghi "Hoàng Trừng thuộc thế hệ thứ 5 họ Hoàng Kẻ Trổ" …Thuở nhỏ theo theo đòi nghiên bút với thầy đồ trong làng chăm học và học giỏi, sau đó được gia đình cho ra Thăng Long và thụ giáochỉ một thời gian đã nỗi tiếng là danh sĩ, ở kinh kỳ với câu truyền ngôn "Bánh dẻo như văn Hoàng Trừng". Ông đỗ nhị giáp tiến sỹ, (Hoàng Giáp) khoa Kỹ Mùi -1499 niên hiệu Cảnh Thống thứ hai đời vua Lê Hiến Tông (Bia ghi danh ở văn miếu Quốc tử Giám - Hà Nội). Con đường công danh hiển hoạn, ông làm quan đến chức Đông Các Lễ bộ Tả thị lang.
Đã từng làm danh sỹ thời đi học, sau này bổ làm quan được xếp vào bậc "lương đống" của Triều đình, đáng lẻ Hoàng Trừng phải để lại cho hậu thế một di sản văn chương khá đồ sộ. Thế nhưng thực tế này chỉ mới sưu tầm được 3 tác phẩm đó là hai bài thơ "Đề nghĩa từ đường", "Thuật Ý" và bài văn xuôi "Nghĩa sỹ truyện"
Tương truyền bài đề nghĩa sỹ từ đường, trước đây đã được khắc vào gỗ, sơn son thếp vàng - cùng với một số bài thơ hay của các danh sỹtreo ở hạ đường dền Nghĩa vương Nguyễn Biểu tại xã yên Hồ huyện Đức Thọ, bài thơ có hai câu thực như sau:
"…Nhất sinh trung nghĩa hoa di kiến
Vạn cổ cương thường nhật nguyệt huyền…"
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn dịch
"…một đời trung nghĩa gần xa tỏ
Muôn kiếp cương thương chói lọi phô…"
Tác phẩm "Nghĩa sĩ truyện" là bài văn ngắn chỉ tên 500 từ (Hán tự) ghi lại chuyện Điện tiền thị ngụ sử Nguyển Biểu. Về nhân vật lịch sữ này, sách Đại việt sữ ký tòan thư của Lê Văn Hưu, chỉ in mấy dòng tóm tắt: Mùa hạ tháng tư năm quý tỵ , bọn Trương Phụ đánh vào Nghệ An. Vua chạy về Châu Hóa sai đài quan Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, mang sản vật địa phương đến Lam Thành Trương Phụ giữ lại, Biểu tức giận mằng Phụ rằng: "Tron bụng mưu đánh lấy nước, bên ngoài giả  làm quân nhân nghĩa, dã hứa lập con cháu nhà Trần lại cón diết hại sinh dân, thật là giặc tàn ngược" Phụ giận lắm đem giết.
Nhưng ở tác phẩm "Nghĩa sỹ truyện" của Hoàng Trừng, ông đã dựa vào dã sử và lần theo truyền thuyết để ghi chép sự việc này theo một trình tự thời gian và khá tỷ mỹ về chi tiết , Câu chuyện như sau:
…Khi Nguyễn Biểu lên đương, vua Trùng Quang có bài thơ đưa tiễn bày tỏ lòng tin cậy ở vị sứ giả của mình và hi vọng:
…Việc nước một mai công ngỏ vẹn
Gác lân muôn tiếng dõi lâu xa
Nguyễn Biểu họa lại thơ vua bằng ý tứ khiêm nhừng nhưng cũng bộc lộ lòng trung nhĩa và sưh quyết tâm:
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa
Tiện đường ông ghé thăm nhà bái yết tổ tiên và sắm sữa đồ lễ rối mới sang Lạm Thành. Đến dinh Trương Phụ, Nguyễn Biểu bị hạch sách vặn hỏi, nhưng không biến đổi sác mặt, đối đáp cứng cỏi. Phụ tỏ ý nể lưu lại ăn cơm. Khi nhòn thấy trên mâm có cái đầu người luộc chín - biết Phụ định uy hiếp mình, ông thản nhiên nói: "A! Người Nam ta lại được ăn đầu người Bắc" rồi cầm đũa móc hai con mắt chấm tương ăn. Xong bữa tiệc kì quái đó, Nguyễn Biểu ứng khẩu liền bài thơ " Ăn cỗ đầu người" Phụ cẩm phục cho ông ra về tử tế, nhân đó Phu hỏi vên hàng tuần họ Phan - Nguyễn Biểu là người như thế nào?
Viên hàng thần này vốn là người có nhiều hiểm khích với Nguyễn Biểu liền nói " Người ấy là hòa kiệt An Nam". Ngài muốn lấy nước An Nam mà tha cho người này thì việc lớn thành làm sao được!
 Phụ bắt ông trở lại và buộc ông phải cúi lạy hắn. Nguyễn Biểu vẫn đứng thẳng, mặt không đổi sắc. Phụ mắng ông vô lễ, ông vạch trần âm mưu, tội ác của hắn. Phụ tức giận cho lính đưa ông ra trói dưới chân cột cấu Lam trước chùa Yên Quốc. Nguyễn Biểu dùng móng tay vạch váo cột 8 chữ "Thất nguyệt sơ nhất nhật - Nguyễn Biểu tử" (Dịch nghĩa: ngày mống một tháng bảy Nguyễn Biểu chết).
 Lạ thay ba ngày liền thủy triều không lên tới nơi Nguyễn Biẻu bị trói và suốt trong thòi gian đó ông chửi giức không ngớt. Phụ cho là Nguyễn Biểu được thần phù trợ bèn sai đưa ông về trước chùa Yên Quốc đánh chết.
Tuy giết Nguyễn Biểu nhưng Trương Phụ vẫn kính phục nghĩa khí của ông nên cho đem thi hài về mai táng ở quê nhà Bình Hồ.
Vua Trùng Quang được tin Nguyễn Biểu tử tiết thì hết súc thương xót, truyền làm bài văn dụ tế. Các nhà sư chùa Yên Quốc cũng làm lễ cầu siêu cho ông.
Khi Bình Định  vương Lê Lợi tiến đánh quân Minh ở Bình Than, Nguyễn Biểu báo mộng sẽ "âm phù" nên sau ngày đại thắng, đất nước thái bình, ông được nhà vua phong là "Nghĩa sĩ linh ứng uy linh trợ thuận chi thần". con ông được truy họ rồi ban quan tước. Khoản niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) Hoàng Đế Lê thánh Tông sai lập miếu thờ nghĩa sỹ Đại Vương ở Bình Hồ. Vua ban ruộng tế và chọn trong dân sở tại một lễ lang và hai thừa tự trông nom việc thờ cúng. Giao cho quan tổng trấn Nghệ An mỗi năm một lần về tế với nghi thức "quốc tế".
Diễn biến về thời gian và không gian chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, ít ngôn từ nhưng truyện nghĩa vương Nguyễn Biểu dã toát lên phẩm giá cao quý của một bậc chính nhân quân tử sống trong thời loạn vẫn giữ tròn đạo lý "trung quân - ái quốc" tác phẩm "Nghĩa sỹ truyện" là một tài liệu rất quý giá. hầu như tất cả những bài viết về Nguyễn Biểu sau đó đều lấy truyện này làm gốc.
Về bài thơ "thuật ý" của Hoàng Trừng (còn gọi là "Trí chức khứ thuật ý tăng hữu nhân") in trong cuốn sách " Hoàng Việt thi tuyển" của Hoàng giáp Bùi Huy bích - bản dịch của Thái Kim Đỉnh:
"Mây trắng trông về nui Nam
Ý mình ngẫm lại trải nghìn năm
Phần hèn một sớm nơi đài các
lỗi đạo mười năm miếng chỉ cam
Những ước lâm tuyền luôn được rỗi
Không màng danh lợi ít mơ tham
Thu sang chạnh nhớ nơi vườn cũ
 Cá vược rau thầm ghọa nếp thơm".
tác phẩm "thật ý" gọi là tặng bạn nhưng xúc phạm cảm ý tứ tron thơ lại thể hiện chiều sâu tâm trạng và ý tưởng của Hoàng Trừng bởi vì khi vị công thần Đông các Lại bộ tả thị lang teo ấn từ quan về quê nha nghỉ ngơi di dưỡng tinh thần lại đúng vào giai đoạn Vương Triều hâu Lê đang bước vào thời kỳ suy thoái, mọi quyền hành chuyển dân sang tay nhà Mạc. Ngẫm mà ngán "thế thái nhân tình" tác giả chạnh lòng về quê hương bản quản với bao sự liên tưởng . Theo đánh giá của các nhà nghien cứu lịch sữ và phê bính văn học: Tư liệu về thân thế sự nghiệp của Hoàng Trừng không nhiều, chỉ một số thơ văn ít ỏi cón lại vẫn đáng để chúng ta tân trọng, vẫn chứng minh cho "tân' và "tài" của vị Hoàng Giáp họ Hoàng Kẻ Trổ và là di sản quý hóa trong kho tàng văn hóa - văn học Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!