LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

MỖI NGỌN CỎ MANG TÊN MỘT NGƯỜI ANH HÙNG!

“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi, Đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ, Trời thành cổ trong xanh và lộng gió, Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng, Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi, Thành cổ rộng sao bạn tôi nằm chật, Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật, Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào”.
Từng cành cây ngọn cỏ, từng nắm đất đều
thấm đẫm máu của những người anh hùng
 đã ngã xuống cho thành cổ hôm nay
Mùa hè năm 1972 khi Mỹ Ngụy mở cuộc hành quân đánh phá tái chiếm tỉnh Quảng Trị, địch đã ném xuống nơi đây 328 ngàn tấn bom. Với số lượng bom đạn như vậy, sau 81 ngày đêm năm 1972 toàn bộ thị xã và thành cổ Quảng Trị (TCQT) đã bị san phẳng gần như hoàn toàn. Để bảo vệ cho thành cổ Quảng Trị trong mùa hè ấy hàng ngàn chiến sỹ của chúng ta đã hy sinh. Nhưng điều đau xót nhất là hài cốt các anh không có nữa do khối lượng bom đạn quá lớn cày xới tất cả. Ngày nay, sau hơn 37 năm đã đi qua rồi, nhưng cho đến nay dưới 16ha diện tích của thành cổ, hài cốt của các chiến sỹ giải phóng quân vẫn nằm dưới đó. Mỗi lớp cỏ non là một vành máu lửa, vẫn sáng bừng theo những tháng năm.
Vâng, mỗi tấc đất cành cây ngọn cỏ của thành cổ Quảng Trị hôm nay đã thấm đẫm máu các anh hùng liệt sỹ. Cũng là nơi yên nghỉ của hàng ngàn anh hùng liệt sỹ, nhưng nghĩa trang Trường Sơn thì có hơn 10 ngàn ngôi mộ, còn tại Thành cổ Quảng Trị hôm nay chỉ có đài tượng niệm là ngôi mộ tập thể duy nhất cho các anh mà thôi.
Về lịch sử của Thành cổ QT, được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, đầu tiên vào năm 1809 thành này đã được vua Gia Long cho đắp bằng đất. 28 năm sau, tức năm 1837 thành Quảng Trị mới được vua minh Mạng cho xây bằng gạch. Ngày xưa thành được xây theo hình vuông, với chu vi 2060m, tường thành cao 4m, dày tới 12m. Dưới thời nhà Nguyễn, thành Quảng Trị này là trung tâm kinh tế chính trị quân sự của cả tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ. Toàn bộ diện tích thành là 16ha có rất nhiều công trình được xây dựng trong đó để các cơ quan làm việc. Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, thành Quảng Trị tiếp tục là phòng tuyến quân sự, có vị trí chiến lược rất quan trọng, vì vậy Mỹ Ngụy còn tập trung cho xây dựng thêm rất nhiều các công trình khác, như nhà kho, trại lính, đồn bốt… Và TCQT đã thực sự làm chấn động lương tri loài người, đã làm rung chuyển cả nước và toàn cầu trong cuộc chiến khóc liệt bảo vệ thành cổ suốt 81 ngày đêm của quân và dân ta trong mùa hè lịch sử năm 1972.
Như chúng ta đã biết, đầu năm 1972 ta mở chiến dịch Xuân- Hè giải phóng Thị xã Quảng Trị (TXQT), với nghệ thuật nghi binh tài tình, trong vòng 30 ngày từ ngày 30/3 tới ngày 1/5/1972 ta đã chọc thủng vành đai thép vào giải phóng tỉnh Quảng Trị vào ngày 1/5/1972. Sau khi để mất hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, tháng 6/1972, dưới sự yểm trợ của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dốc toàn bộ lực lưỡng mở một cuộc hành quân nhằm tái chiếm Quảng Trị. Cuộc hành quân tái chiếm lần này của địch nhằm hai mục đích chính, thứ nhất là chiếm lại bằng được tỉnh Quảng trị để lập lại thế cân bằng trên chiến trường miền Nam, thứ hai là gây sức ép đối với ta trên bàn Hội nghị Pari. Và 81 ngày đêm khốc liệt, từ 28/6 – 26/9/1972, với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh và bằng sức mạnh của bom đạn, địch đã ném xuống TXQT và thành cổ này 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây bình luận rằng: khối lượng bom đạn này được tính tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Do vậy, sau mùa hè năm 1972 toàn bộ TXQT nhỏ bé với khoảng 3 cây số vuông và hơn 1 vạn ngôi nhà dân cùng với các công trình khác đã bị san phẳng hoàn toàn. Nhiều người đã hỏi vì sao với diện tích bé nhỏ này mà mùa hè năm 72 ta quyết giữ để rồi hàng ngàn chiến sỹ đã ngã xuống?
 Nghĩa trang Trường Sơn, hàng chục ngàn
 ngôi mộ xếp hàng, nghiêm trang và 
vĩnh cửu
 Chắc ai cũng biết, lúc bấy giờ Quảng Trị có một vị chiến lược đặc biệt quan trọng vì thế cả hai bên ta cũng như địch đều nhận định rằng, nếu ai làm chủ được Thành cổ thì coi như làm chủ được thị xã, làm chủ được Quảng Trị, đồng thời có thể tạo được thế mạnh trên bàn đàm phán Hội nghị Pari. Chính vì lẽ đó, MỹNam cộng hòa. Trong đó có hai Sư đoàn được xem là mạnh nhất, thiện chiến nhất, bên cạnh đó là phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, với một khối lượng bom đạn khổng lồ do Mỹ yểm trợ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã điều trung tướng Ngô Quang Trưởng là tướng có uy danh trong quân đội VNCH về chỉ huy cuộc hành quân tái chiếm này. Về phía ta với quyết tâm dành thắng lợi quân ta cũng đã tổng động viên và đưa vào đây 6 Sư đoàn chủ lực và rất nhiều tiểu đoàn, trung đoàn của các đơn vị khác. Phần lớn các chiến sỹ của ta còn rất trẻ, chủ yếu là 18, đôi mươi, thậm chí có đồng chí mới 16, 17 tuổi. Đặc biệt trong 6 sư đoàn của chúng ta có hơn 10.000 sinh viên của các trường ĐH, CĐ phía Bắc. Vì vậy mà trong 81 ngày đêm này người ta đã ví thành cổ như một túi bom. Với diện tích 16ha, trong 81 ngày đêm trung bình mỗi chiến sỹ của ta ở đây phải chịu 100 quả bom và 200 quả đạn pháo.
Theo thống kê của phòng không lực của ta lúc bấy giờ, hơn 80% các chiến sỹ giải phóng quân hy sinh nơi đây là do bom và đạn pháo, do sức ép của mặt đất. Một đồng chí của ta trước lúc hy sinh đã kịp ghi lại vài dòng cho mẹ: “mẹ ơi chắc con không còn sống để nhìn thấy mẹ nữa. Pháo, pháo bắn suốt ngày đêm, đầu con lùm bùm như muốn vỡ tung, ăn không được, ngủ không được, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con khi chết đứa nào cũng đầy máu tai. Pháo, trời ơi lại pháo. Mẹ ơi, con chắc không về gặp lại mẹ được nữa”.
 Và, mặc dù phải chiến đấu dưới mưa bom bão đạn, khi cái chết kề bên các chiến sỹ giải phóng quân vẫn quyết tâm bảo vệ thành cổ suốt 81 ngày đêm với tinh thần còn người còn trận địa, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thà mất tất cả chứ không thể mất tự do và danh dự; các anh đã chiến đấu và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống thì người khác lại xông lên.
Nguyễn Xuất Hiện, 14 tuổi- non tơ
như một cành cỏ
Để bảo vệ thành cổ Quảng Trị, mùa hè năm 72 trung bình một ngày đêm ta lại có một Đại đội vượt sông Thạch Hãn vào thành cổ. Mỗi Đại đội có từ 90 đến 120 chiến sỹ, 81 ngày đêm ta phải bổ sung 81 đại đội như vậy. Giai đoạn được coi là ác liệt nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, cứ hôm nay ta vào một đại đội thì ngày hôm sau chỉ còn lại vài người. Ngày 6/9/1972 là ngày cuối cùng, là ngày thứ 81, để bảo toàn lực lưỡng cũng như sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ thành cổ, Bộ tư lệnh chiến dịch đã quyết định rút toàn bộ lực lưỡng của ta về bờ Bắc sông Thạch hãn. Lúc này là tháng 9, miền Trung đang mùa mưa lũ, sông Thạch Hãn có một trận lũ lớn, khi qua sống vào lúc 18h ngày 6/9, hàng trăm chiên sỹ và thương binh của ta đã không còn đủ sức chống lại dòng nước cuồn cuộn của sông Thạch Hãn, một lần nữa sông Thạch hãn lại trở thành nơi in dấu, nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sỹ thành cổ. Sau ngày đất nước thống nhất, rất nhiều cựu chiến binh trở về đây, sau khi dâng hương ở tượng đài xong các anh đã đi dọc trên bờ sông Thạch Hãn thắp nén nhang tưởng nhớ tới các đồng đội của mình mà đã không cầm được nước mắt, với lời nghẹn ngào rằng: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ, đáy sông còn đó bạn tôi nằm…”. Dòng sông Thạch Hãn đã đi vào lịch sự dân tộc với trang sử hào hùng. Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đầu tư 14 tỷ đồng xây dựng bến và nhà tưởng niệm bên bờ sông Thạch Hãn, để hàng năm như vậy nhân dân cả nước lại có dịp trở về đây thăm thành cổ, sau đó ra bờ sông dâng hương dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.
Kết thúc cuộc chiến năm 1972, toàn bộ thị xã cũng như thành cổ này đã bị san phẳng hoàn toàn nhưng điều quan trọng nhất là thành cổ Quảng Trị đã góp phần rất lớn cho thắng lợi trên bàn Hội nghị Pari, mở đường cho đại thắng mùa xuân năm 1975. Với ý nghĩa lịch sử và giá trị to lớn đó, thành cổ đã được Nhà nước liệt vào hàng di tích Quốc gia. Di tích đang ngày một được trùng tu tôn tạo xứng với tầm vóc. Nhưng điều đau buồn nhất, trăn trở nhất cho đến hôm nay dù hàng ngàn chiến sỹ đã hy sinh ở đây nhưng trong qua trình xây dựng và tôn tạo lại khu di tích, số lượng hài cốt còn nguyên vẹn của các chiến sỹ được tìm thấy chỉ đếm trên đầu ngón tay. 
(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!