LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

SỐNG TRỌN ĐỜI CHO TỔ QUỐC MAI SAU!

(Tiếp và hết) Thành cổ Quảng Trị đang được xây dựng để xứng đáng với tầm vóc của nó, đồng thời Thành cổ đã thành địa chỉ đỏ cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đài tượng niệm trung tâm là ngôi mộ chung cho các chiến sỹ đã hy sinh trong 81 ngày đêm mùa hè năm 1972.
Đến Thành cổ Quảng Trị hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiên những hình ảnh của 81 ngày đêm mùa hè năm 1972, chứng kiến những đau thương mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc ta.
Mỗi chiến sỹ của ta ở thành cổ phải
chịu 100 quả bom và 200 quả đạn pháo
TX Quảng Trị trước năm 1972 là trung tâm ăn chơi, nghỉ ngơi của sỹ quan Việt Nam cộng hòa nên nó được xây dựng rất đẹp và khang trang với rất nhiều nhà hàng, khác sạn, sàn nhảy… 1/5/1972 khi ta vào giải phóng Quảng Trị tất cả các công trình trong thành cổ, các công trình dân sinh, tôn giáo… của TX Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn, nhưng sau 81 ngày đêm mọi thứ đã bị san phẳng hoàn toàn.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền, Mỹ ngụy xác định Quảng Trị có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, một mặt làm bàn đạp tấn công miền Bắc, một mặt là lá chắn cho miền Nam. Vì vậy địch đã cho xây dựng ở đây một hệ thống quân sự rất mạnh từ Băc vào Nam, từ Đông sang Tây. Với các căn cứ quân sự lớn mạnh, tổng thống Nichxơn tuyên bố rằng nếu có cuộc tấn công mạnh của cộng sản, tuyến phòng thủ Quảng Trị có thể chùng chứ không thể đứt. Nhưng rồi cục diện năm 1972 đã khác…
Vào lúc 11h ngày 30/3/1972, như dự định chúng ta đã mở chiến dịch Xuân Hè giải phóng tỉnh này.
Với 328 ngàn tấn bom mà Mỹ Ngụy đã dội xuống, dường như sự đã không còn nơi đây. Các chiến sỹ của ta dù bị thương cũng không rời trận địa. Ngày 9/8/1972 Báo Quân đội nhân dân đã viết: “mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ giải phóng quân đã dành giật lại được ở thành cổ Quảng Tri thật sự là cả một mét máu”. Đúng như thế, để bảo vệ thành, mùa hè năm 1972 hàng ngàn chiến sỹ của chúng ta đã ngã xuống nơi đây. Trong những chiến sỹ đã chiến đấu tại Thành cổ có thể kể đến đồng chí Mai Ngọc Toàn, chiến sỹ thông tin liên lạc, người sau 81 ngày đêm đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lưỡng vũ trang. Người anh hùng này đã dùng răng để nối dây liên lạc, giữ cho mạch liên lạc được thông suốt. Còn có đồng chí Nguyễn Xuất Hiện khi vào đây mới có 14 tuổi, nhưng trên vai vẫn mang 3 khẩu súng, chuyển đến cho đồng đội…
Thăm lại thành cổ chúng ta cũng sẽ được thấy những di vật vô cùng xúc động mà các liệt sỹ đã để lại. Đó là 2 bức thư, tấm ảnh của Lê Binh Chủng (quê Quỳnh Lưu- Nghệ An) cùng với tấm ảnh người vợ của anh quê ở Quảng Bình. Năm 1970, anh Chủng trên đường hành quân vào miền Nam chiến đấu, khi đơn vị đóng quân ở Quảng Bình, anh đã gặp và yêu cô du kích Phạm Thị Mỹ Sơn, sau khi được đơn vị cho phép hai người đã đến với nhau và có với nhau một đứa con, cháu trai được đặt tên là Lê Quảng An (Quảng Bình- Nghệ An). Hai năm sau chia tay vợ con, anh vào Quảng Trị cùng đồng đội chiến đấu và hy sinh. Di vật thứ hai rất tiêu biểu là những lá thư vĩnh biệt của anh sinh viên Lê Văn Huỳnh, quê ở Thái Bình. Anh lấy vợ được 6 ngày, hai người chưa kịp có với nhau một đứa con thì anh đã đi theo tiếng gọi tổng động viên vào chiến trường. Linh tính đươc ngày đất nước sẽ hòa bình, linh tính được ngày mình sẽ ra đi vĩnh viễn nên anh đã cầm bút viết những dòng vĩnh biệt cho những người thân yêu nhất, đó là mẹ, là vợ, là cha mẹ vợ… 3 tháng 20 ngày sau như anh tiên đoán, anh đã hy sinh. Trong thư anh, vừa thể hiện một con người giàu tình cảm với gia đình vừa có trách nhiệm với tổ quốc:
Người thanh niên Quảng Trị (người đội mũ tai
bèo màu xanh)này đang say sưa kể về những
 chiến công hào hùng của một thế hệ anh
 hùng đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
 “Quảng Trị ngày 11/9/1972, toàn gia đình kính thương! Hôm nay con ngồi nay ghi vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất thì gia đình khỏi thấy đó là chuyện đột ngột. Mẹ kính mến! lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì nay đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi (bố anh là liệt sỹ). Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm, lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã; lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi khổ nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ đã khổ nhiều, nay bao hi vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đoàn tụ chiến thắng, con đi mẹ ở lại trong tủi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái. Bố con đi xa để lại cho mẹ biết bao nỗi khổ nhọc, nay con đã đến ngày khôn lớn thì… Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!