LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

HỘI NÔNG DÂN HÀ TĨNH: NHỮNG KHOẢN THU CHI BẤT MINH

Năm 2011 và 2 quý đầu năm 2012 Hội Nông dân Hà Tĩnh được Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh (gọi tắt là IMPP) hỗ trợ toàn bộ tiền xuất bản Bản tin "Thị trường nông thôn". Nói đúng hơn là IMPP đã hợp đồng thuê Hội Nông dân tỉnh xuất bản cuốn "Thị trường nông thôn", mỗi quý xuất bản một số, số tiền là 26,5 triệu đồng/số. Số tiền mà IMPP đã thanh toán cho Hội năm 2011 là 106 triệu đồng (gồm 4 số), 2 quý đầu năm 2012 là 53 triệu đồng. Số bản tin trên được phát hành hơn 4000 bản/số để đưa về cho tất cả các chi hội, hội nông dân cấp cơ sở và cấp huyện.

Nhà để xe của tỉnh  hội thành quán phở

  Trước đây, khi chưa có sự phối hợp với IMPP thì số tiền dùng để xuất bản bản tin được lấy từ hai nguồn: nguồn ngân sách chi thường xuyên và nguồn thu từ việc bán bản tin cho các cấp Hội (mỗi cuốn Tỉnh hội thu 3000 đồng). Từ đầu năm 2011 đến nay, mặc dù đã được IMPP chi trả toàn bộ chi phí xuất bản, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh vẫn bắt các huyện thu mỗi cuốn 3000 đồng. Điều này đã gây bất bình đối với Hội Nông dân các huyện, thị, thành. Không biết khoản ngân sách thường xuyên chi cho việc xuất bản bản tin và khoản tiền thu ở các cấp Hội được lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh chi dùng cho việc gì?
Không chỉ riêng khoản tiền trên gây bất bình đối với cán bộ các cấp Hội, mà ngay tại cơ quan Hội nông dân tỉnh hai năm qua (2011-2012) lãnh đạo Hội nông dân tỉnh còn tự ý cho Công ty Đại Việt Mỹ thuê 3 phòng ở tầng hai để làm trụ sở. Việc làm này trái với quy định của ngành tài chính về việc quản lý và sử dụng tài sản công, đó là chưa nói đến số tiền cho thuê này được sử dụng như thế nào.
Hội Nông dân tỉnh có khá nhiều nguồn thu: Thu từ phí ủy thác phối hợp cho hội viên, nông dân vay vốn với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT; thu phí từ Qũy hỗ trợ nông dân; thu trích phần trăm từ các dự án; thu hội phí; thu từ bán bản tin cho các cấp Hội; thu từ việc cung ứng dịch vụ (dịch vụ cung ứng máy nông nghiệp, phân bón) ... với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó thu nhập của anh em cơ quan ba năm qua hầu như không có gì ngoài tiền lương và 100 ngàn đồng/người tiền điện thoại. Thậm chí tiền xăng xe, tiền ăn anh em trong cơ quan bỏ ra đi công tác rất chậm được thanh toán, đến nỗi năm 2011, tại buổi làm việc giữa Thường vụ Hội Nông dân tỉnh với Đảng ủy Khối cơ quan cấp tỉnh, có đồng chí Thường vụ phải phản ánh vấn đề này, sau đó anh em mới được thanh toán giấy công tác. Tuy vậy hiện nay có một số cán bộ đã đi công tác hai năm nay cũng như từ đầu năm đến nay vẫn chưa được thanh toán tiền công tác phí.
Theo chúng tôi được biết, những dấu hiệu bất minh về việc sử dụng ngân sách tại Hội Nông dân tỉnh đã được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phát hiện từ năm 2009. Tại văn bản kiểm tra UBKT Tỉnh ủy ký ngày 27/8/2009 phần kiến nghị có ghi: Qua việc kiểm tra chúng tôi thấy có dấu hiệu vi phạm, đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho tiến hành thanh tra, nhưng không hiểu sao phần kiến nghị này không được thực thi.
Chúng tôi sẽ thông tin tiếp tới bạn đọc ở kỳ tới về việc dựng hồ sơ không để tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!