LỜI NGỎ

TÔI MUỐN SỐNG TỐT TRÊN QUAN ĐIỂM: XÂY DỰNG LÀ ĐẬP BỎ ĐI NHỮNG CÁI LỖI THỜI VÀ XẤU XÍ ĐỂ LÀM LẠI CÁI MỚI PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI CHỨ KHÔNG PHẢI BÔI VÔI, TRÁT VE LÊN NHỮNG CÁI TỤT HẬU KIA! ..."NẾN CÓ THỂ CONG, NHƯNG LỬA THÌ PHẢI THẲNG"...

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

CHUYỆN VỀ NHỮNG SAI PHẠM CỦA ĐỘI PHÓ CSGT HUYỆN KỲ ANH- PHẠM ĐÌNH DUYÊN

Với âm mưu chiếm đoạt đất của ông Phan Hồng Cúc (Xuân Thọ- Kỳ Tân- Kỳ Anh) ông Phạm Đình Duyên (một chiến sĩ CSGT huyện Kỳ Anh đã cố tình lập hồ sơ khai man, giả mạo chữ ký để lừa huyện ra quyết định cấp sổ đỏ trên đất vườn ông Cúc mà không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Một thương binh tự nhiên “không một tấc cắm dùi” ngay trên mảnh đất 420 m2 được cấp của mình…!

Câu chuyện thứ nhất: Mạo chữ ký, cướp đất trắng trợn…!
Tháng 2- 2001, để có tiền chữa bệnh ông Phan Hồng Cúc đã phải cắt 97 m2 đất vườn trong tổng 420 m2 đất được cấp (gồm 120m2 đất ở và 300m2 đất vườn) bán cho chị Trần Thị Đào. Theo văn bản chuyển nhượng giữa 2 bên được ký ngày 15- 02- 2001 đã được ông Nguyễn Tiến Dũng- Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân và ông Nguyễn Sĩ Nghị- Xóm trưởng Xuân Thọ ký xác nhận đồng ý, mảnh đất được bán với giá trị 17 triệu đồng có ghi cụ thể là đất vườn và đầy đủ cận cọi và chi tiết các chiều ngang dọc. Năm 2002, do làm ăn thua lỗ chị Đào phải bán lại mảnh đất trên cho ông Duyên với giá 70 triệu đồng. Với âm mưu chiếm đất, ông Phạm Đình Duyên đã lừa mượn hồ sơ ông Cúc “để làm thủ tục mua đất” sau đó giả mạo chữ ký của ông, hợp lý hóa hồ sơ làm sổ đỏ trên khoảnh đất vườn ông Phan Hồng Cúc đã bán cho chị Đào mà không hề nộp thuế và làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo đơn tố cáo ông Phan Hồng Cúc và hồ sơ lưu trữ tại phòng TNMT huyện Kỳ Anh, ông Duyên đã giả mạo toàn bộ chữ ký để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 125m2 đất ở lâu dài. Theo ông Cúc: “Tôi không dại gì ký vào hồ sơ xác nhận bán cho anh Duyên 125m2 đất ở để tôi phải ở trên đất vườn, trong lúc tôi chỉ bán cho chị Đào 97m2 đất vườn với giá rẻ”. Làm việc về vấn đề này với ông Phạm Đình Duyên PV TTTĐ không nhận thấy sự cầu thị của một chiến sĩ CAND, ông Duyên khẳng định: “Tôi mua mảnh đất này của chị Đào chứ có mua ông Cúc đâu mà ông kiện, đất đó là đất tôi, tôi không có gì sai cả”. Ở góc độ một người làm báo, PV TTTĐ nhận thấy ông Phạm Đình Duyên đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ CAND và 6 điều Bác Hồ dạy CAND, ông là người hành pháp nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật. Không hiểu ông Duyên có “bản lĩnh” đến đâu nhưng toàn bộ hồ sơ cấp sổ đỏ của ông đêu có đầy đủ chữ ký của ông Cúc và lãnh đạo địa phương xác nhận (mặc dù ông Cúc khẳng định không hề biết việc này) cho đến khi cả xóm Đông Miệu rủ nhau đi làm sổ đỏ ông Cúc mới phát hiện ra. Trả lời về vấn đề này ông Trần Bá Song- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói: “Tôi khẳng định việc đó là sai, nhưng điều này là do cá nhân ông Duyên cùng với chính quyền xã cố tình xây dựng hồ sơ giả, còn phòng TNMT huyện đã thiếu kiểm tra nên để xãy ra tình trạng trên”.
Sau khi nhận đơn tố cáo và tiến hành điều tra vụ việc, PV TTTĐ còn phát hiện một số sai phạm nghiêm trọng của ông Duyên. Điều này thể hiện những điều ông Duyên cố tình làm sai là có hệ thống và đã trở thành bản chất.

Câu chuyện thứ hai: Sửa hồ sơ cán bộ, lừa dối lãnh đạo…!
Không chỉ tố cáo việc làm sai trái của ông Phạm Đình Duyên mạo chữ ký cướp đất, ông Phan Hồng Cúc còn cho biết: Để ở lại ngành lâu hơn ông Duyên còn “hô biến” cho tuổi mình từ sinh 1958 thành 1961 để thăng chức. Để làm rõ vấn đề này, PV TTTĐ đã có buổi làm việc với ông Trưởng Ban tổ chức huyện ủy Kỳ Anh- Nguyễn Hoài Sơn, như hồ sơ Đảng viên lưu giữ tại huyện ủy: Ông Phạm Đình Duyên sinh 06/ 4/ 1958; vào Đảng ngày 12/ 12/ 1994 tại Công an huyện Cẩm Xuyên; vào ngành công an năm 1977. Thế nhưng, theo điều tra của chúng tôi trong hồ sơ cán bộ ngành công an, ông Duyên lại sinh ngày 31/ 8/ 1961. Như vây, ông Duyên là người duy nhất của ngành này vào nghề ở tuổi 16. Giải thích cho việc này ông Phạm Đình Duyên nói: “vì hồi khai hồ sơ Đảng anh không biết nên viết rờ rờ, chứ thực ra anh khai hồ sơ cán bộ như thế vì đi học muộn”. Nếu giải thích vấn đề này theo kiểu của ông thì khi kết nạp ông Duyên vào Đảng CSVN năm 1994, Đảng ủy Công an huyện Cẩm Xuyên và Đảng bộ công an tỉnh Hà Tĩnh đã “nhắm mắt” cho qua vấn đề thẩm tra hồ sơ lý lịch hay sao?
Chúng tôi xin mượn lời một chiến sĩ CAND làm việc tại Công an tỉnh Hà Tĩnh để đánh giá vấn đề này: Với những tội như thế này mà xử lý kiên quyết để làm trong sách đội ngũ thì chiếu theo điều lệ CAND là phải kỷ luật đuổi khỏi ngành mới xứng đáng.
Với những tình tiết có được khi điều tra, để làm được những điều này có thể khẳng định ông Phạm Đình Duyên phải có một quá trình “tu luyện” mới hình thành nên bản chất và phải là người “nắm luật rất sâu” mới đủ bản lĩnh để “điều tiết” được những việc làm sai trái của mình.
Những câu chuyện về ông đội phó CSGT Kỳ Anh thì còn dài, bi có hài có. Người dân Đông Miệu vẫn thường kháo nhau về những câu chuyện có thật đó. Có những chuyện liên quan đến ngành, có chuyện lại liên quan đến đời. PV TTTĐ sẽ kể tiếp về những câu chuyện bi, hài đó trong những số báo gần nhất.


Điều tra của: Bá Thanh

4 nhận xét:

  1. Thư Gửi các cấp có thẩm quyền

    Kính gửi:
    - Bộ Lao động & Thương binh xã hội;
    - Sở Bộ Lao động & Thương binh xã hội tỉnh Hà Tĩnh;
    - Phòng Lao động & Thương binh xã hội huyện Kỳ Anh.
    Ở Xã Kỳ Phương - Kỳ Anh - Hà Tĩnh có rất nhiều trường hợp làm hồ sơ giả để được hưởng chế độ thương binh. Trong vô số người làm giả đó, tôi xin được nêu ra một trương hợp của Ông Trần Xuân Hồ - Cán bộ địa chính xã là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lợi dụng sơ hở của pháp luật làm giả hồ sơ thương bệnh binh để hưởng chế độ thương binh mấy năm nay:
    Ông Trần Xuân Hồ có tham gia nghĩa vụ quân sự sau hoà bình nhưng tai nạn khiến một chân của ông bị tật vĩnh viễn là ở thời điểm ông đã xuất ngũ. Lợi dụng chức quyền và quen biết, Ông Trần Xuân Hồ đã biến điều không thể thành có thể khiến mọi người dân trong xã "khâm phục và kính nể". Đến nay đã 4-5 năm ông Trần Xuân Hồ nhận tiền thương binh đều đặn hàng tháng lên đến tiền triệu. Nhiều người tỏ ra bất bình bởi họ cho rằng: Những người từng “vào sinh ra tử”, lao vào trận chiến xả thân cứu nước thì đến giờ Tổ Quốc chưa biết để ghi danh, còn một người hậu thế như Ông Trần Xuân Hồ lại lợi dụng kẽ hở của Pháp luật, lợi dụng chức quyền để làm điều bất chính, bất công mà vẫn không ai hay biết ?
    Không hiểu vì sao Ông Trần Xuân Hồ lại ngang nhiên làm giả hồ sơ thương bình để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng mà vẫn không bị phát hiện, không bị truy tố trước pháp luật. Vậy ai là người đã tiếp tay để làm những điều bất nghĩa này? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu vụ việc được làm sáng tỏ? Đó vẫn đang là một dấu hỏi lớn vì nếu điều tra cho kỹ thì không chỉ riêng ông Cán bộ xã này mà nhiều người khác nữa trong xã Kỳ Phương đều được “Ngồi mát ăn bát vàng” nhờ đường giây làm giả chế độ thương binh được vận hành một cách trơn tru đến trắng trợn.
    Kỳ Phương, ngày 05 tháng 10 năm 2010
    T . Đ. H

    Trả lờiXóa
  2. Báo chí là cơ quan ngôn luận đại diện cho nhân dân, pháp luật để vạch trần những quan lại tham ô nhằm góp phần mang lại sự công bằng cho xã hội ấm no yên bình cho nhân dân. Không ai phủ nhận những vai trò to lớn và ý nghĩa của các nhà báo trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, trong số những con người của công chúng ấy lại có một số nhà báo thường xuyên bẻ cong ngòi bút để tâng bốc nhiều kẻ đồi truỵ tha hoá, còn số khác thì không dám lên tiếng vì sợ bị ảnh hưởng đến con đường tiến thân sau này. Vậy nên mới có chuyện Cán bộ xã Kỳ Phương, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh lợi dụng chức quyền chiếm đoạt của nhà nước và nhân dân hàng chục tỷ đồng, hàng trăm lô đất nhưng pháp luật vẫn im hơi lặng tiếng. Thật đau đớn thay cho xã hội, ảm đạm thay cho thế thái nhân tình.

    Trả lờiXóa
  3. Kính gửi - UBND tỉnh Hà Tĩnh;
    - Sở TNMT Hà Tĩnh;
    - Thanh tra các sở ban ngành tỉnh Hà Tĩnh.
    Xin pháp luật hãy cứu lấy một vùng quê đang bị chìm ngập trong bóng tối của nạn tham nhũng, lộng quyền, lạm dụng chức quyền để trục lợi bằng nhiều cách như; Đo khống diện tích đất đền bù, buôn bán BĐS mờ ám, và nhận hối lộ của người dân khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những quan chức ở xã Kỳ Phương, Huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã chiếm đoạt của nhân dân và nhà nước hàng chục tỷ đồng, hàng trăm lô đất nhưng vẫn không bị truy tố trược pháp luật. Thế nên mới được người dân nơi đây gọi là "Vua" bởi nếu đem so sánh với các vị vua chúa thời phong kiến thì các vị "vua" ở xã kỳ Phương chẳng hề kém cạnh về cả phương diện tài chính lẫn quyền lực ???
    Nói như vậy để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng “Phép vua thua lễ xã” ở quê tôi. Tính từ năm 2000 đến nay, không biết bao nhiêu quan chức xã Kỳ Phương tham nhũng tiền của nhà nước nhưng hiện thực trần trụi đó lại bị phớt lờ trước pháp luật và thậm chí đôi khi họ còn được che chở, bảo hộ để mặc sức lộng hành bất chấp nỗi bất bình của người dân. Nếu ai đến xã kỳ Phương mà đặt ra câu hỏi “đâu là chân lý trắng đen”, “đâu là đúng sai”, đâu là đại diện của pháp luật để cất lên tiếng nói đòi quyền công lý. Xin thưa đó là Ông Trần Xuân Hồ, là Ông Trần Đình Thành, Phùng Quốc Việt và rất nhiều cán bộ khác nằm trong bộ máy cơ quan xã Kỳ Phương chúng tôi.
    Không phải tôi vu khống hay nói oan cho họ nhưng nếu Đại diện của các cơ quan pháp luật có quan tâm đến nhân dân chúng tôi thì xin hãy đến tận nơi để nghe tiếng kêu cứu của người dân đã bị che đậy bấy lâu nay bởi một thế lực tổng hợp gồm: Trần Xuân Hồ, Trần Đình Thành Phùng Quốc Việt, Lê .V.C, Tr.V. H...
    Chỉ mới cuối năm 2009 và đầu 2010 đây thôi tiền tỷ đã chảy vào túi của thế lực trên như lá mít (theo lời của người dân). Chúng ta thử đặt câu hỏi với chức vụ của một cán bộ xã lương cùng lắm là một tháng 10 triệu đem nhân với 20 năm công tác của các ông (thực tế thì những ông này làm việc chưa được 10 năm) cũng chỉ khoảng 2 tỷ. Vậy thì tiền ở đâu ra lên đến hàng chục tỷ đồng.
    Chúng tôi cũng thắc mắc một điều là sao Cán bộ cấp xã lại không phải kê khai tài sản? trong khi tài sản của nhiều cán bộ nơi đây đang bị nghi ngờ là không minh bạch. Để nhân dân tin tưởng vào đường lối sự lãnh đạo của Đảng, những mong các cấp hãy làm sáng tỏ sự việc tại xã Kỳ Phương và trừng trị kịp thời nạn tham quan càng sớm càng tốt.

    Trả lờiXóa
  4. Dân nói sự thật Xã phạt tiền trăm

    Cách đây khoảng 05 năm về khi Ông Phùng Quốc Việt còn là Chủ Tịch UBND Xã Kỳ Phương, Một lần về thăm cảng Vũng Áng các vị nguyên thủ đã ghé thăm bà con ở xã Kỳ Phương để biết tình hình đời sống của họ. Một vị Nguyên thủ quốc gia hỏi :"Bà con ta ở đây sinh sống bàng nghề gì, cuộc sống có vất vả lắm không"? Lúc ấy có rất đông bà con muốn được tận mắt nhìn thấy các vị lãnh đạo của Dân tộc nên ai cũng háo hức đến gần, nghe được câu hỏi rất mực quan tâm ấy, chị Trần Thị Phương (ở thôn Nhân Thắng) đáp "dạ chúng cháu sống bằng nghề trồng lúa nhưng vẫn không đủ ăn nên phải lên rừng đốn củi chở xuống chợ Eo ở Xã Kỳ Lợi Bán lấy tiền mua thêm gạo thêm ngô".
    Chị Phương không ngờ rằng câu trả lời hồn nhiên chân thành đó lại mang đến một hậu quả khiếp sợ, khiến cả nhà bị lãnh đạo Xã Kỳ Phương xử phạt nặng. Sau khi các vị Nguyên thủ đi rồi, Lãnh đạo Xã Kỳ Phương đã cho gọi Chị Trần thị Phương và chị Diện đến trụ sở UBND xã “dạy cho một bài học” về cái tội nói ra sự thật làm mất mặt xã. Ngày sau Gia đình chị P và gia đình chị D đã bị phạt tiền mặt, cúp điện và doạ cắt ruộng canh tác.
    Sự thực hư của câu chuyện đã nhiều năm về trước khiến cho người dân nơi đây bất bình, nhưng nhiều người tỏ ra lo sợ mỗi khi nhắc đến. Bây giờ tôi mới có dịp thay bà con nói lên điều bức xúc này để mọi người biết và cho ý kiến góp ý. Cũng mong sao cơ quan chức năng quan tâm làm rõ sự việc để trả lại danh dự cho bà con và đặc biết là không để những kẻ coi thường pháp luật được nhởn nhơ làm mất uy tín và thanh danh của Đảng bởi chí ít họ cũng là cán bộ, là đầy tớ trung thành, là Công bậc của dân mà lại hành xử bất công như vậy./.
    Lê Hanh
    Hà Tĩnh, ngày 20/01/2011

    Trả lờiXóa

Nghề báo đã nhận được nhận xét của bạn, xin trân trọng cảm ơn!